Vì sao giá xăng thường cao hơn vào mùa hè?
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc nhiên liệu tăng giá vào những tháng mùa hè, và giảm xuống thấp hơn vào mùa đông là điều hết sức phổ biến.
Vì sao xăng dầu chịu ảnh hưởng bởi khí hậu, thời tiết?
Vào mùa hè, vấn đề ô nhiễm không khí tại hầu như mọi quốc gia trên thế giới đều trở thành một mối quan tâm thường trực, chủ yếu do mức độ khói bụi và lượng ôzôn tăng lên, gây hại cho sức khỏe con người và toàn bộ sinh quyển.
Theo lý giải của Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), không khí nóng của mùa hè có xu hướng thúc đẩy quá trình hình thành ôzôn, trong khi sự xuất hiện của lớp đảo ngược (một lớp không khí bất động) có thể góp phần giữ lại các chất ô nhiễm trong tầng khí quyển thấp hơn, dẫn tới tình trạng ô nhiễm.
Do vậy, để hạn chế điều này các loại nhiên liệu như xăng, dầu... được sản xuất trong mùa hè thường có áp suất hơi Reid (RVP) khác với những loại nhiên liệu vào mùa đông.
Thông thường, tiêu chuẩn RVP của nhiên liệu sẽ bao gồm thành phần chứa khoảng 10% khí butan, với giá trị RVP trung bình đạt 52 psi. Vào mùa hè, nhiên liệu vẫn có thể sử dụng butan, nhưng với tỷ lệ thấp hơn - chỉ khoảng 2%.
Thay vào nguồn butan bị thiếu đi, xăng cấp hè sẽ chứa các chất phụ gia nhiên liệu được gọi là "oxygenat", giúp đốt cháy sạch hơn và rất hữu ích trong việc giảm ô nhiễm khói bụi trong mùa hè. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc giá thành của các loại nhiên liệu nói chung tăng cao hơn so với mùa đông.
Ngoài ra, một lý do quan trọng khác là khi thời tiết bắt đầu ấm lên, các tập đoàn xăng dầu sẽ tạm thời đóng cửa một số nhà máy lọc dầu của họ để thực hiện bảo dưỡng theo lịch trình cần thiết. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn tới tăng chi phí trong quá trình phân phối xăng dầu.
Bên cạnh đó, thời tiết nóng bức của mùa hè cũng dẫn đến việc nhiều người lái xe ô tô hơn trên đường, gây ra mất cân bằng giữa cung - cầu, và từ đó đã nâng mức tiêu thụ nhiên liệu lên cao hơn ít nhiều so với các mùa khác trong năm.

Tại sao có loại nấm độc, có loại không?
Theo các nhà nghiên cứu, một số loại nấm sản sinh chất độc để khỏi bị ăn thịt, để có thể sinh sôi.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?
Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?
Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?
Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.
