Vì sao hổ dễ dàng phát hiện con mồi ngay cả trong bóng tối?
Những chú hổ có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại.
Ẩn mình trên những cánh đồng cỏ trong thảo nguyên, một con mèo to xác đang cúi mình như một cái lò xo đang nén lại, sẵn sàng bay lên để vồ lấy bất kỳ con mồi xấu số nào đi ngang qua. Chỉ trong tích tắc, loài mèo sát thủ này nhảy vọt ra từ nơi ẩn náu, giáng một đòn chí mạng vào sau gáy của con mồi trước khi ăn thịt nó.
Thị lực của hổ gấp 6 lần so với khả năng nhìn trong đêm của con người.
Hổ được xem là kẻ rình rập khét tiếng, một kỹ năng thiên bẩm giúp chúng sinh tồn trong thiên nhiên khắt nghiệt. Thông thường, việc săn mồi như thế này sẽ diễn ra mỗi tuần một lần, và trung bình chúng có thể tiêu thụ hết 40kg thức ăn chỉ trong một bữa ăn. Với chế độ ăn gần như hoàn toàn từ thịt và kỹ năng săn mồi tinh vi, hổ xứng đáng nằm ở vị trí đầu chuỗi thức ăn.
Hổ có thị lực tuyệt vời
Ước tính cho thấy phạm vi thích hợp nhất để hổ vồ lấy con mồi là khoảng 6 - 9 mét. Khi con mồi đã nằm trong vùng này, hổ sẽ nhắm vào cổ của chúng, sau đó bay đến ngoạm lấy nhằm cắt đứt tủy sống con vật xấu số. Với khả năng bơi lội sẵn có, hổ hoàn toàn có thể tận dụng vùng nước gần đó để nhấn chìm con mồi.
Thường săn mồi vào ban đêm, hổ có thị lực vô cùng tuyệt vời - gấp 6 lần so với khả năng nhìn trong đêm của con người. Không giống sư tử, hổ không săn mồi theo bầy mà thích làm chuyện đó một mình hơn. Mặc dù tập tính này làm giảm tỷ lệ thành công trong mỗi chuyến săn, song nếu thành công, phần thưởng tất nhiên là dành riêng cho kẻ chiến thắng.
Ngoài ra, hổ có khả năng nghe được âm thanh với tần số lên tới 300-500Hz, cùng với siêu âm ở tần số thấp mà tai người không thể nghe được.

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?
Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay
Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?
Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?
Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?
Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.
