Vì sao không nên lấy vỏ sò từ bãi biển?

Vỏ sò trông như một món quà lưu niệm vô hại trong chuyến đi biển nhưng các nhà khoa học chỉ ra lý do không nên lấy chúng về nhà.

Một nghiên cứu vào năm 2014 được IFL Science hôm 18/5 dẫn nguồn cho thấy các nhà khoa họcđã điều tra việc loại bỏ vỏ sò khỏi các bãi biển và kết luận hành động này gây ra "thiệt hại đáng kể" cho nhiều loài sống sống dựa vào vỏ sò.


Các vỏ sò trên bãi biển. (Ảnh: Javel Williams/Shutterstock.com).

Vỏ sò là một mắt xích quan trọng trong các hệ sinh thái ven biển. Cùng với việc ổn định bãi biển, cung cấp cho chim vật liệu xây tổ, chúng còn cung cấp nơi ở hoặc bề mặt gắn kết cho nhiều loài sinh vật biển, bao gồm tảo, cỏ biển, bọt biển và các loài giáp xác. Chúng cũng là nguồn cung cấp canxi cacbonat, có thể hòa tan trong nước biển và được tái chế trở lại đại dương.

Michal Kowalewski, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Florida, cho biết: "Vỏ sò quan trọng ở chỗ chúng có nhiều chức năng trong hệ sinh thái tự nhiên".

Geerat Vermeij, một chuyên gia về vỏ của động vật thân mềm và giáo sư địa chất nổi tiếng tại Đại học California Davis, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết thêm, vỏ nhuyễn thể có tầm quan trọng hàng đầu đối với cua ẩn sĩ. Mặc dù các bãi cát không phải là nơi ở tốt cho những loài cua này, vỏ ốc chết trên bãi bùn và bờ đá lại là nguồn tài nguyên chính cho nhiều loài cua ẩn sĩ. Hơn nữa, nhiều sinh vật nhỏ định cư trên vỏ sò chết, do đó "việc loại bỏ những chiếc vỏ sò sẽ loại bỏ luôn cả môi trường sống của những sinh vật này", Geerat Vermeij nói.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát hàng tháng từ năm 1978 đến năm 1981 và từ năm 2008 đến năm 2010 trên Bãi biển Llarga, cách Barcelona ở Tây Ban Nha một giờ đi ôtô. Kết quả cho thấy số lượng vỏ sò đã bị suy giảm tới 60% giữa hai giai đoạn nghiên cứu.

Họ nghi ngờ sự biến mất của vỏ sò rất có thể là do lượng khách du lịch đổ về khu vực này, vì số lượng vỏ sò nhiều hơn vào mùa đông khi có ít khách du lịch đến thăm bãi biển.

Theo Kowalewski, con người có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi môi trường sống thông qua các hoạt động mà nhiều người cho là vô hại, chẳng hạn nhặt và thu thập vỏ sò. "Điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục điều tra các khía cạnh tinh tế hơn của các hoạt động liên quan đến du lịch và tác động của chúng đối với môi trường sống ven bờ".

Ở Anh, Đạo luật Bảo vệ Bờ biển năm 1949 cấm lấy bất kỳ vật liệu tự nhiên nào từ các bãi biển công cộng. Ở Mỹ, việc thu thập vỏ sò rỗng mang tính giải trí được cho phép trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đối với một số loài được bảo vệ, việc thu hoạch vỏ sống của chúng là phạm luật.

Năm 2018, một phụ nữ được cho là đã bị bỏ tù sau khi lấy 40 vỏ sò từ bãi biển ở Key West của Florida. Những chiếc vỏ chứa ốc xà cừ nữ hoàng còn sống, và loài vật này được liệt vào danh sách bị đe dọa theo Đạo luật về các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Người phụ nữ 30 tuổi bị phạt tù 15 ngày và nộp phạt 500 USD

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Tại sao trên Trái đất không có ngọn núi nào cao quá 10.000m, cứ mọc thêm là bị sụp đổ?

Trên sao Hỏa có đỉnh núi cao gấp gần 3 lần đỉnh núi Everest, tại sao?

Đăng ngày: 29/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News