Vì sao lại có 7 ngày trong tuần?

Một tuần với bảy ngày từ lâu đã là một điều gần như hiển nhiên. Nhưng để hiểu nguồn gốc của nó, ta cần trở lại với các nền văn minh cổ đại. BBC sẽ giúp chúng ta giải đáp những thắc mắc này.

Người Hy Lạp cho chúng ta dân chủ. Người La Mã tạo ra những cây cầu và con đường. Còn người Babylon cổ đại để lại di sản là tuần bảy-ngày (seven-day).

Trước khi Hy Lạp và La Mã trỗi dậy, Mesopotamia – hay Iraq hiện đại, là nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất trong hai thiên niên kỷ trước công nguyên và là cái nôi của văn minh cổ đại.


Niềm tin về các nghi lễ để đánh dấu các ngày-thứ-bảy (seventh-day) trở nên quan trọng.

Họ là những nhà thiên văn học cực kỳ tài giỏi và uyên bác, đã phát triển một loại lịch để mô tả và tiên đoán sự di chuyển của mặt trăng và các hành tinh trên bầu trời, trở thành một dạng của chiêm tinh học.

Trong khi sự di chuyển giữa Trái đất và Mặt trời cho chúng ta các khái niệm tự nhiên như ngày và năm, chu kỳ của Mặt trăng tạo ra 12 tháng, thực sự không có nguyên nhân tự nhiên nào để giải thích 7 ngày trong tuần.

Con số bảy có một ý nghĩa thần bí với người Babylon. Nó liên quan đến bảy thiên thể trên bầu trời: Mặt trời, Mặt trăng, sao Hỏa, sao Thủy, sao Mộc, sao Kim và sao Thổ.

Vì lý do này, niềm tin về các nghi lễ để đánh dấu các ngày-thứ-bảy (seventh-day) trở nên quan trọng. Một tuần bảy ngày dựa trên những thiên thể tương tự cũng được áp dụng ở những quốc gia xa xôi khác như Nhật Bản và Trung Quốc cổ đại.

Số bảy cũng quan trọng trong Do Thái giáo, nơi mà các câu chuyện được sáng tạo ra để kể qua bảy ngày. Nhưng không giống như các nền văn hóa khác, trong tiếng Hebrew, các ngày trong tuần được gán với những con số không phải là tên của các vị thần, các lễ hội, các nguyên tố hay các hành tinh - ngoại lệ duy nhất là thứ bảy (Saturday)- Yom Shabbat (יום שבת) có nghĩa là ngày Sa-bát (ngày nghỉ ngơi và thờ phụng).

Nhưng sự phổ biến của tuần bảy-ngày và sự nổi bật của nó trong lịch hiện đại là do công lớn của người La Mã.


Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên các vị thần ngoại giáo của Rome.

Họ đã đặt tên các ngày trong tuần theo tên các vị thần ngoại giáo của Rome, Mặt trời và Mặt trăng.

Mặc dù đã được sử dụng từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, nhưng đến khi Hoàng đế La Mã Constantine chính thực áp dụng từ năm 321 sau Công nguyên, tuần bảy-ngày mới trở nên phổ biến. Một tín đồ Cơ đốc giáo đã chuyển đổi ngày Chủ nhật trong lịch Constantine thành ngày Sabbath trong cơ đốc giáo - ngày đầu tiên của tuần và thứ bảy trở thành ngày cuối cùng trong tuần.

Với nhiều người, ngày bắt đầu của một tuần chỉ đơn giản là ngày làm việc đầu tiên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì

Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Đăng ngày: 21/04/2025
12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)

Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Đăng ngày: 20/04/2025
Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới

Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Đăng ngày: 19/04/2025
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

14 loại chất độc khủng khiếp nhất thế giới

Hãy cố gắng tránh xa những loại chất kịch độc này bằng mọi giá. Nếu tiếp xúc với chúng, bạn sẽ chết ngay lập tức.

Đăng ngày: 18/04/2025
5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

5 cuốn sách kì bí về phép thuật, lời nguyền và bùa chú của thời cổ đại

Thời xa xưa, việc dùng phép thuật, bùa chú, lời nguyện được phát triển khắp các nền văn hóa trên thế giới. Thậm chí chúng con được ghi chép thành những cuốn sách ma thuật lưu truyền qua các thế hệ. Dưới đây là 5 cuốn bản thảo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới phép thuật cổ xưa.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News