Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Chuột kết thúc cuộc đời của chúng sau bốn năm. Trong khi đó loài rùa, vòng đời có thể lên đến hơn 100 năm và cá voi Nam Cực, loài động vật có vú sống lâu nhất Trái Đất lên đến 200 năm. Đa số các động vật sống dần lão hóa sau khi đạt đến ngưỡng trưởng thành về sinh lý trong của vòng đời. Vậy lão hóa có nghĩa gì và vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vì sao có sự lão hóa?

Các tác nhân sau quá trình này rất đa dạng và phức tạp, nhưng về cơ bản nó được gây ra bởi sự rối loạn và chết đi của tế bào. Khi ta trẻ, các tế bào liên tục được sản sinh để thay thế các tế bào già và các tế bào chết. Nhưng khi ta già đi, quá trình này trở nên chậm lại. Chưa kể, những tế bào già không thể hoạt động tốt như trước đó khiến cơ thể chúng ta dần thoái hóa, dẫn đến bệnh tật và cái chết.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Tại sao lại có sự khác biệt về tuổi thọ trong vương quốc động vật?

Đáp án nằm trong rất nhiều nhân tố, bao gồm cả môi trường và kích thước cơ thể:

Môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ

Chúng ta hãy đến vùng Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, nơi cá mập Greenland có thể sống đến hơn 400 năm và sò biển Quahog Bắc Cực có thể sống đến 500 năm. Ấn tượng nhất trong số động vật biển sống lâu có lẽ là loài bọt biển ở Đại Tây Dương, có thể sống đến hơn 10.000 năm. Trong những môi trường lạnh thế này, nhịp tim và tốc độ trao đổi chất chậm lại, điều này làm chậm quá trình lão hóa.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Kích thước ảnh hưởng đến tuổi thọ

Khi nói đến kích thước cơ thể, thì thường là, các loài có cơ thể lớn hơn sẽ sống lâu hơn. Ví dụ, voi hay cá voi sẽ sống lâu hơn các loài chuột và chuột lại là loài sống lâu hơn ruồi và giun.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Kích thước là một nhân tố quan trọng trong tiến hóa ở động vật. Những sinh vật nhỏ hơn dễ làm mồi cho các động vật lớn. Ví dụ như chuột khó có thể sống hơn một năm trong tự nhiên. Vì thế, chúng đã tiến hóa theo hướng phát triển và sinh sản nhanh hơn nhằm đối phó với vòng đời hạn chế của mình. Ngược lại, động vật lớn hơn dễ nằm ngoài tầm ngắm của thú săn mồi nên có thời gian để phát triển kích thước và sinh sản nhiều lần trong vòng đời của mình.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vẫn còn những trường hợp khác mà động vật với đặc điểm tương tự, có cùng kích thước và môi trường sống lại có vòng đời hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp này, sự khác biệt di truyền, khả năng miễn dịch là tác nhân tạo nên sự khác biệt trong tuổi thọ. Vì vậy chính sự kết hợp tất cả các yếu tố này với mức độ khác nhau ở mỗi loài đã tạo nên sự đa dạng về tuổi thọ trong thế giới động vật.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vậy còn chúng ta thì sao?

Nhân loại gần đây đã đạt đến tuổi thọ trung bình là 71 năm, có nghĩa vẫn còn rất xa để trở thành một trong những loài thọ nhất Trái Đất. Nhưng chúng ta có thể hy vọng vể khả năng kéo dài vòng đời của mình trong tương lai.

Vì sao loài này lại sống lâu hơn loài khác?

Vào đầu thập niên 1900, nhân loại chỉ sống được khoảng 50 năm. Kể từ đó, chúng ta dần thích nghi bằng việc kiểm soát các nhân tố gây ra tử vong như lối sống và dinh dưỡng. Điều này, cùng sự phát triển của những yếu tố khác như y tế khiến ta trở thành loài duy nhất trên Trái Đất có thể tác động đến số phận tự nhiên của mình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim lợn đi săn: Dọa con mồi khiếp vía đến mức không dám di chuyển, đành đứng im chờ chết

Chim lợn đi săn: Dọa con mồi khiếp vía đến mức không dám di chuyển, đành đứng im chờ chết

Trong những đêm trăng tròn sáng tỏ, chim lợn rất dễ bị con mồi nhận dạng, nhưng chúng biết cách biến điểm yếu này thành một món vũ khí kiếm ăn thượng hạng.

Đăng ngày: 28/12/2019
Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Tại sao mèo thường làm động tác nhào bột?

Chưa có câu trả lời chính xác tại sao mèo thường làm động tác như nhào bột trên các bề mặt mềm mại, nhưng có thể điều này xuất phát từ bản năng, có thể chúng đang đánh dấu lãnh thổ, đang tạo ra một nơi thoải mái để ngủ, hoặc cũng có thể đang thể hiện tình cảm.

Đăng ngày: 28/12/2019
Vì sao chim di cư? Có thực sự là do chúng sợ lạnh?

Vì sao chim di cư? Có thực sự là do chúng sợ lạnh?

Chim di trú, chim di cư hay sự di cư của chim chỉ sự di chuyển đều đặn theo mùa, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông. Nhiều loài chim có tập tính di cư, nhưng thực sự quá trình thay đổi chỗ ở này có phải là do chúng sợ lạnh?

Đăng ngày: 28/12/2019
Ai cũng tưởng cá sấu lên bờ là vô hại, nhưng nhìn những hình ảnh sau bạn có nghĩ vậy nữa không?

Ai cũng tưởng cá sấu lên bờ là vô hại, nhưng nhìn những hình ảnh sau bạn có nghĩ vậy nữa không?

Cá sấu trông dáng vẻ ù lì, chậm chạp, nhưng thực ra lại khá nhanh nhẹn khi lên bờ.

Đăng ngày: 26/12/2019
Lạ lùng loài chim sặc sỡ thích ăn đất sét

Lạ lùng loài chim sặc sỡ thích ăn đất sét

Ở những vách núi đất sét miền đông nam Peru, ước tính hằng ngày có đến 18 loài vẹt kéo đến ăn… đất. Vì sao chúng có thói quen này?

Đăng ngày: 26/12/2019
Gấu

Gấu "trốn" ngủ đông do thời tiết ấm

Các chuyên gia bảo tồn phát hiện thời tiết ấm bất thường đang ảnh hưởng tới hoạt động ngủ đông của những con gấu nâu.

Đăng ngày: 25/12/2019
Chủ nhà khóc thét khi phát hiện 1.700 con dơi lúc nhúc, chiếm dụng ban công nhà để…

Chủ nhà khóc thét khi phát hiện 1.700 con dơi lúc nhúc, chiếm dụng ban công nhà để… "hoan lạc"

Ban đầu, chỉ có một vài cặp dơi lưu lại đây. Tuy nhiên, như tìm được nơi lý tưởng, chúng đã mời gọi thêm bạn bè và cuối cùng thu hút khoảng 1.700 thành viên.

Đăng ngày: 25/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News