Vì sao Mặt trời chuyển sang màu xanh?

Những người quan sát bầu trời trên khắp nước Anh đã bị sốc khi phát hiện thấy Mặt trời bất chợt chuyển sang màu xanh trong ngày cuối cùng của tháng 9.

Những bức ảnh về hiện tượng kỳ lạ này đã tràn ngập trên mạng xã hội Twitter, kèm theo nhiều dòng trạng thái cho thấy sự bối rối, khó hiểu. "Chúa ơi, trước đây tôi chưa bao giờ nhìn thấy Mặt trời xanh", một bình luận cho biết.

Rất may, sắc thái bất thường này của Mặt trời kỳ thực lại không có gì đáng lo ngại. Các nhà khoa học đã nhanh chóng làm rõ điều này bằng cách đưa ra một lời giải thích đơn giản.

Theo Dan Harris, Phó giám đốc dự báo khí tượng tại Met, khu vực miền Tây nước Anh hiện đang chịu ảnh hưởng do khói từ các vụ cháy rừng ở Canada. "Sự kết hợp giữa khói và mây ở tầng cao trong bầu khí quyển đã phân tán ánh sáng Mặt trời, tạo ra sự thay đổi màu sắc bất thường", Harris lý giải.

Vì sao Mặt trời chuyển sang màu xanh?
Mặt trời chuyển sang màu xanh ngày 30/9 tại một số nơi ở Anh. (Ảnh: Chris Page).

Vì sao Mặt trời chuyển sang màu xanh?
Màu sắc bất thường của Mặt trời đến từ hiện tượng khuếch tán ánh sáng, do bụi, khói trong bầu khí quyển. (Ảnh: Ruth Wadey).

NASA cũng giải thích với lý do tương tự, khi cho rằng màu sắc bất thường của Mặt trời đến từ hiện tượng khuếch tán ánh sáng, kéo dài từ Bắc Mỹ qua Đại Tây Dương do ảnh hưởng của cháy rừng và bão Agnes.

Khi hướng về Trái đất, ánh sáng Mặt trời phân tán một cách tự nhiên qua các hạt trong không khí, chẳng hạn như bụi và khói.

Trong đó, bước sóng càng ngắn thì ánh sáng càng dễ bị tán xạ. Màu tím là bước sóng ngắn nhất, khoảng 380 nanomet và màu đỏ có bước sóng dài nhất, khoảng 700 nanomet.

Màu sắc có thể quan sát thấy được của bầu trời tương tự với hỗn hợp của màu xanh lam đơn sắc (ở bước sóng 474-476 nm) trộn với ánh sáng trắng, tức là ánh sáng xanh lam không bão hòa. Điều này giải thích vì sao bầu trời có màu xanh.

Vậy, màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Trẻ nhỏ, và thậm chí cả người lớn thường minh họa Mặt trời có màu vàng hoặc cam. Nhưng các chuyên gia cho rằng đó không phải là màu thực sự của Mặt trời. Trên thực tế, màu sắc của một ngôi sao phụ thuộc vào nhiệt độ bề mặt của chúng và bước sóng ánh sáng mà mắt người có thể cảm nhận được.

Theo Science Times, Mặt trời phát ra ánh sáng trên toàn bộ phạm vi bước sóng, bao gồm tất cả các vùng của phổ điện từ, ngoại trừ tia gamma. Trong trường hợp quang phổ đạt cực đại, Mặt trời ở bước sóng cao nhất được mô tả là sẽ có màu xanh lục.

Tuy nhiên, trên phạm vi hẹp của quang phổ khả kiến, lượng ánh sáng phát ra ở mỗi bước sóng gần như giống hệt nhau. Và mắt người không cảm nhận được ánh sáng bằng cách lấy trung bình các màu khác nhau của quang phổ. Do đó, một lượng ánh sáng với màu xanh lục rất nhỏ sẽ trông như màu trắng trong mắt người.

Thế nhưng nếu màu thực sự của Mặt trời là trắng, thì tại sao nó thường có màu vàng khi quan sát từ Trái đất?

Điều này là do bầu khí quyển của Trái đất tán xạ ánh sáng xanh hiệu quả hơn ánh sáng đỏ. Sự thiếu hụt nhẹ của ánh sáng xanh chính là tác nhân khiến cho mắt người quan sát thấy Mặt trời có màu vàng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?

Vì sao người xưa không câu cá hay ăn châu chấu trong nạn đói?

Người xưa không câu cá hay ăn châu chấu mỗi khi xảy ra nạn đói hóa ra là vì nguyên nhân rất thực tế.

Đăng ngày: 02/10/2023
Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Đến khi khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn!

Tại sao thời xưa có nhiều phi tần bị vô sinh? Đến khi khám nghiệm tử thi mới biết được sự thật quá đau buồn!

Dù có hậu cung hàng ngàn giai nhân, số con cái của hoàng đế thời xưa không phải quá nhiều.

Đăng ngày: 01/10/2023
Tại sao ngồi nhiều được ví giống như hút thuốc lá mỗi ngày?

Tại sao ngồi nhiều được ví giống như hút thuốc lá mỗi ngày?

Ngồi quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh tật, chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, tiểu đường,...

Đăng ngày: 30/09/2023
Tại sao chúng ta làm việc 8 tiếng mỗi ngày?

Tại sao chúng ta làm việc 8 tiếng mỗi ngày?

Văn hóa làm việc 8 tiếng mỗi ngày đã hình thành từ rất lâu ở mỗi quốc gia. Vậy văn hóa này xuất phát từ đâu?

Đăng ngày: 30/09/2023
Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?

Vì sao áp thấp nhiệt đới gần đây gây mưa to ngập lụt nhiều hơn, nhất là ở thành phố lớn?

Chưa phải là bão nhưng nhiều áp thấp nhiệt đới gần đây đã gây mưa nhiều và kéo dài hơn. Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 30/09/2023
Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Vì sao phi hành gia Trung Quốc không được phép đặt chân lên Trạm Vũ trụ ISS?

Trung Quốc là một trong ít quốc gia có ngành khoa học vũ trụ phát triển và có khả năng đưa người lên không gian. Tuy nhiên, các phi hành gia người Trung Quốc lại không được phép đặt chân lên ISS.

Đăng ngày: 29/09/2023
Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Tại sao loài mèo manul lại khó sống sót trong điều kiện nuôi nhốt?

Mèo manul hay mèo pallas có tên khoa học là Otocolobus manul, và được mệnh danh là một trong những loài mèo hung dữ nhất thế giới, chúng sống ở độ cao hơn 5.000m so với mực nước biển.

Đăng ngày: 28/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News