Vì sao mỗi khi gặp khó chúng ta thường gãi gãi đầu?

Đi tìm ngay lời giải vì sao mỗi khi gặp khó, bạn thường giơ tay lên đầu gãi gãi và suy nghĩ.

Không ít người tin, cử chỉ hiển nhiên như gãi đầu khi ta đang suy nghĩ là hành động tự nhiên, được người thượng cổ truyền lại cho người hiện đại.

Và rằng hình ảnh gãi đầu kia lại tượng trưng cho sự gỡ rối tâm trí khi đang suy nghĩ gì đó. Liệu có phải không nhỉ?

Nhà báo Matthew Alice đã chia sẻ rằng: "Một lời giải thích phổ biến cho bất kỳ cử động từ tay lên đầu là hành động gây hấn đầy thất vọng. Nó gần giống một dạng cử chỉ của tổ tiên thời còn ăn lông ở lỗ".

Alice cũng đưa ra một giải thích đôi chút cho hành động gãi đầu này: "Khi vật lộn với một số vấn đề, ta biểu lộ sự thất vọng, đôi khi là giận dữ. Trước khi kịp nhận thức được, tay chúng ta đã huơ huơ trong không khí.

Trong thời hiện đại, thật thô lỗ nếu sử dụng vũ lực với người hỏi. Vì vậy, thay vào đó chúng ta làm chệch hướng sự chú ý từ chuyển động và gãi hoặc xoa đầu, cằm hoặc cổ".

Vì sao mỗi khi gặp khó chúng ta thường gãi gãi đầu?
Liệu hình ảnh gãi đầu này có tượng trưng cho sự gỡ rối tâm trí khi đang suy nghĩ gì đó không?

Trong một bài báo năm 2009, tác giả và cựu nhân viên FBI Joe Navarro đã chia sẻ: "Khi ta bị căng thẳng, não bộ cần nhiều hành động tay chạm vào cơ thể (vắt tay, xoa trán, chạm vào môi…). Những hành động này phần nào giảm kích thích tiêu cực tới các chi khiến ta càng sợ hãi, căng thẳng...".

Nghiên cứu gần đây dường như đã sử dụng giả thuyết stress này và phát triển thêm những kết quả bất ngờ.

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà khoa học quan sát thấy 45 con khỉ rhesus (khỉ vàng) và phát hiện ra sự thật thú vị. Chúng thường gãi đầu trong những thời điểm căng thẳng cao (như đứng trước những con khỉ lạ hay cấp cao hơn nó).

Hóa ra chính những con gãi đầu lại ít có khả năng bị tấn công bởi những kẻ lạ đe dọa.

"Gãi đầu có thể là dấu hiệu của việc bị căng thẳng. Vậy nên, những người công kích thường tránh tấn công các cá nhân bị stress bởi họ có thể đã suy yếu một phần sức mạnh do căng thẳng hoặc sẽ có hành xử bất thường. Lúc đó, việc công kích đôi lúc trở nên nguy hiểm hoặc không cần thiết", dẫn theo nghiên cứu trên.

Vì vậy, trong khi không có lời giải thích duy nhất cho hành động gãi đầu này, có vẻ như việc bộc lộ sự lo lắng thông qua hành động có tính khuôn mẫu này có thể giúp bạn được người khác chiếu cố hoặc nhân nhượng hơn đó!

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News