Vì sao một ngày trên Trái đất từng "mất đi 5 tiếng"?

Từng có thời điểm Trái đất duy trì trong trạng thái ổn định, quay liên tục và một ngày (hay một vòng quay) chỉ mất 19 giờ.

Ngày nay, chúng ta quen thuộc với việc một ngày trên Trái đất kéo dài trong 24 giờ, và 7 ngày là một tuần. Thế nhưng trong suốt lịch sử hình thành của mình, Trái đất từng có một giai đoạn hỗn mang, khi mọi thứ hoạt động gần như chậm lại và thậm chí là rơi vào bế tắc.


Trong quá khứ, Mặt trăng từng ở gần Trái đất hơn, khiến Trái đất chỉ mất 19 tiếng để quay 1 vòng. (Ảnh: Sky).

Lúc này, các hoạt động mảng kiến tạo của Trái đất giảm bớt, trong khi quá trình địa hóa bắt đầu xuất hiện, dẫn tới sự tiến hóa của sự sống gần như ngưng trệ, dù chỉ ở dạng đơn giản nhất.

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tới từ Đại học Curtin, Úc, đã lần đầu tiên hé lộ được những sự thật thú vị trong giai đoạn này. Họ cho rằng khoảng thời gian này trùng với thời điểm Hành tinh Xanh lơ lửng trong trạng thái ổn định, quay liên tục và một ngày (hay một vòng quay) chỉ mất 19 giờ.

Quá trình này kéo dài khoảng 1 tỷ năm, và được xem như kết quả của sự cân bằng mong manh giữa các lực đối lập từng tồn tại trong quá khứ xa xôi của Trái đất.

Vào thời điểm đó, Mặt trăng cũng ở gần Trái đất hơn và duy trì ở một khoảng cách không đổi. Giờ đây, Mặt trăng đang có xu hướng "trượt" khỏi vòng hấp dẫn giữa nó và Trái đất, dần đi xa khỏi Trái đất.

Sự chuyển dịch này khiến nhịp thủy triều trên Trái đất có những ảnh hưởng nhất định. Điều này kết hợp với những yếu tố địa chất và cả sự dao động độ nghiêng của trục Trái đất, đã khiến hành tinh của chúng ta có nhiều chuyển biến rõ rệt.

Cụ thể là từ khi Mặt trăng có sự chuyển động ra bên ngoài, Trái đất đang dần quay chậm lại, khiến một ngày cũng dài hơn, và chúng ta có 24 giờ như hiện nay.

Theo các nhà khoa học, con số này vẫn tăng từng ngày, đồng nghĩa với việc một ngày trên Trái đất sẽ dài hơn. Một số nghiên cứu tính toán được mức độ thay đổi về số giờ mỗi ngày, với trung bình là khoảng 0,000015 giây mỗi năm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 20/04/2025
Tại sao bình ga lại phát nổ?

Tại sao bình ga lại phát nổ?

Bản chất khí ga khi bị rò rỉ không gây ra cháy nổ tuy nhiên khi rò rỉ khí ga gặp nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện phát ra từ các vật dụng như: bật bóng đèn, hộp quẹt... gây ra nguyên cơ cháy nổ cao.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Vì sao khi máy bay cất cánh, hạ cánh lại chỉ để đèn tối lờ mờ?

Người phi công từng thực hiện rất nhiều chuyến bay lớn này khẳng định rằng để đèn tối mờ là quy trình để đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn chứ không chỉ là vấn đề tối/sáng.

Đăng ngày: 20/04/2025
Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Vì sao Lạc Sơn Đại Phật có thể an tọa yên bình suốt hơn 1.300 năm mà không bị sụp đổ?

Đại Phật Lạc Sơn là kỳ quan kiến trúc nhân loại. Thắng địa du lịch nổi tiếng này mỗi năm thu hút không dưới 2,5 triệu du khách đến chiêm ngưỡng.

Đăng ngày: 18/04/2025
Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người?

Nhà bác học Albert Einstein đã từng khẳng định: Nếu loài ong tuyệt chủng, có thể nhân loại chỉ tồn tại được thêm bốn năm nữa mà thôi! Vì sao ong lại liên quan đến sự tồn vong của loài người tới mức ấy?

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Tại sao biển lặng gió mà vẫn có sóng?

Thông thường chúng ta luôn nghe nói đến sóng gió, sóng và gió luôn đi liền với nhau, không có gió làm sao có sóng?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Tại sao người ta lại nuốt được kiếm?

Nhiều người nghĩ nuốt kiếm là một trò ảo thuật. Xét cho cùng, như hầu hết các trò ảo thuật khác, nuốt chửng thanh kiếm dường như là một việc bất khả thi đối với người bình thường.

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News