Vì sao một số người luôn đi muộn?

Chúng ta ai cũng đều biết một người nào đó rất hay đi muộn, cho dù đó là một bữa ăn hẹn hò hay một cuộc gặp dành cho công việc. Vậy có cách giải thích hợp lý nào cho việc họ luôn luôn trễ hẹn như vậy không?

Vì sao một số người luôn đi muộn?
Các chuyên gia cho rằng thói quen đi muộn có thể là kết quả của một số yếu tố, trong đó có nhận thức về thời gian, quản lý thời gian và tính cách (Ảnh: Getty).

Theo Giáo sư Hugo Spiers, chuyên gia về khoa học thần kinh nhận thức ở Trường đại học London, Anh, "dường như có một cơ chế trong não là nguyên nhân khiến một số người luôn đi muộn vì họ không tính được mất bao nhiêu thời gian để đến được địa điểm gặp gỡ".

Hồi hải mã là một vùng não chuyên xử lý một số yếu tố nhận thức về thời gian, chẳng hạn như ghi nhớ khi nào nên làm việc gì và mất bao lâu để làm việc đó. Các tế bào thần kinh ở hồi hải mã đóng vai trò là "tế bào thời gian" góp phần vào nhận thức và trí nhớ của chúng ta về các sự kiện, nhưng lý do chính xác vì sao một số người liên tục không xác định được chính xác cần bao nhiêu thời gian thì vẫn chưa ai trả lời được.

Một yếu tố khác có thể là mức độ người đó quen thuộc với không gian xung quanh. Trong một nghiên cứu năm 2017, Giáo sư Spiers đã đề nghị 20 sinh viên mới chuyển đến London vẽ lại sơ bộ bản đồ trường học của mình và ước tính thời gian di chuyển đến các địa điểm trong trường.

Kết quả là những sinh viên này ước tính về không gian rộng hơn cho khu vực mà họ quen thuộc, nhưng thước đo thời gian cần để di chuyển thì lại ngắn lại giữa những địa điểm mà họ biết rõ. Giáo sư Spiers nhận xét "nếu bạn đã rất quen thuộc với một không gian, bạn sẽ giảm bớt thời gian cần thiết trong khi tính toán".

Vì sao một số người luôn đi muộn?
Những người thường xuyên đi muộn thường nói rằng họ hoàn toàn có thể đến đúng giờ nếu là việc quan trọng. Tuy vậy, dường như họ không thấy rằng với bạn bè và người thân, việc họ đi muộn cũng rất phiền phức, khó chịu. (Ảnh: Shutterstock).

Trong một số trường hợp, những người đến muộn không đủ thời gian để hoàn thành các việc liên quan đến đi lại, chẳng hạn như chuẩn bị sẵn sàng vào buổi sáng trước khi ra khỏi nhà. Nghiên cứu cho thấy chúng ta ước tính thời gian dựa trên khoảng thời gian mà chúng ta đã bỏ ra để hoàn thành các việc trong quá khứ, nhưng ký ức và nhận thức của chúng ta không phải lúc nào cũng chính xác.

"Càng có nhiều kinh nghiệm thực hiện một việc gì đó, chúng ta càng dễ đánh giá thấp thời gian cần thiết để thực hiện việc đó" - Giáo sư Emily Waldum ở Trường đại học Campbell, Bắc Carolina, Mỹ, cho biết. Trong nghiên cứu của mình, Giáo sư Waldum nhận thấy các yếu tố môi trường, như âm nhạc chẳng hạn, có thể làm sai lệch cảm nhận của chúng ta về thời gian.

Cụ thể là khi thực hiện một công việc liên quan đến các câu hỏi kiểm tra kiến thức, một số người ước tính sai thời gian thực hiện công việc đó vì họ bị ảnh hưởng bởi số lượng những bài hát họ nghe trong khi thực hiện việc này. Những người trẻ thường ước tính thời gian dài hơn nếu họ nghe bốn bài hát ngắn so với hai bài hát dài, nhưng điều này không ảnh hưởng đến tính toán của người lớn tuổi.

Một yếu tố môi trường khác cũng ảnh hưởng đến nhận thức về thời gian của những người hay đi muộn là sự đông đúc. Trong một nghiên cứu năm 2022, các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tham gia ước tính thời lượng của các chuyến tàu điện ngầm mô phỏng, đông đúc hơn hoặc vắng vẻ hơn. Kết quả là những chuyến đi đông đúc khiến họ cảm thấy mất nhiều thời gian hơn 10% so với những chuyến vắng hơn. Điều này là do mối liên hệ với trải nghiệm của sự khó chịu.

Tính cách cũng đóng một vai trò trong việc đi muộn. Giáo sư Waldum cho biết một số đặc điểm tính cách như bớt quan tâm, có thể khiến một số người quên nhiệm vụ mà họ đã lên kế hoạch trước đó.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tính đúng giờ là xu hướng kiêm nhiệm nhiều việc cùng một lúc đến đâu. Những người thực hiện nhiều việc cùng một lúc sẽ giảm khả năng ghi nhớ và hoàn thành nhiệm vụ khác theo lịch trình đúng thời hạn. Đó là do chúng ta không có đủ nguồn lực để chú ý đầy đủ đến toàn bộ các công việc.

Vì sao một số người luôn đi muộn?
Nghiên cứu cho biết hành khách trên những chuyến tàu đông đúc có cảm giác như mất nhiều thời gian đi tàu hơn bởi vì họ khó chịu bởi sự đông đúc đó. (Ảnh: Marko Geber, Getty Images).

Đôi khi những người đến muộn lại không nhận thức được là mình đến muộn. Đó là vì họ tự bảo mình và cũng nói như vậy với người khác rằng họ "có thể" đúng giờ được. Họ lý sự rằng tôi có thể đúng giờ khi cần thiết, khi có hậu quả do việc đến muộn gây ra, ví dụ như nhỡ chuyến bay chẳng hạn, thì chúng tôi có thể đến kịp thời.

Tuy nhiên, khi không có thời hạn nào được đặt ra, những người này thường mất khái niệm bao nhiêu thời gian đã trôi qua. Theo một đánh giá năm 2019 được công bố trên tạp chí Theo dõi Khoa học Y khoa, những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) có thể gặp khó khăn trong việc xử lý và ước tính thời gian đã trôi qua.

Một số người rất khó đúng giờ vì họ cố tình trì hoãn các nhiệm vụ phải thực hiện. Giáo sư tâm lý học Fuschia Sirois ở Trường đại học Durham, Anh, nhận định trễ giờ có thể là triệu chứng của sự trì hoãn. Việc này bắt nguồn từ mối quan hệ cảm xúc khó khăn với nhiệm vụ phải thực hiện. "Sự khác biệt giữa trì hoãn và chậm trễ là chậm trễ ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta với người khác. Chính những người cho rằng chúng ta đến muộn, không hài lòng với việc chúng ta đến muộn, là những người quan trọng nhất với chúng ta. Vì thế, việc chúng ta đến muộn có thể gây ra cho họ sự buồn bực rất lớn khi chúng ta nói với họ rằng chúng ta vẫn có thể đúng giờ nếu là việc quan trọng".

Vậy những người thường xuyên trễ giờ có thể làm gì để cải thiện tình trạng đó, để đồng nghiệp không phải chờ đợi trong các cuộc họp, bạn bè và người thân không phải lo lắng hoặc thất vọng? Một gợi ý là đặt báo thức, nhắc việc trên điện thoại, thậm chí là đặt thời hạn trước khi đến hạn hay trước sự kiện chính thức. Hoặc nếu có thể, hãy rủ ai đó đi cùng, việc này khiến bạn phải sắp xếp thêm thời gian để gặp nhau vào thời điểm hợp lý để có thể cùng có mặt đúng giờ ở sự kiện cần thiết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao đồng hồ lại được gọi là đồng hồ?

Tại sao đồng hồ lại được gọi là đồng hồ?

Càng ngày, nhiều loại đồng hồ với vô số chức năng ra đời phục vụ cho nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Vậy bạn có từng tự hỏi: Tại sao đồng hồ lại được gọi là... đồng hồ không?

Đăng ngày: 05/04/2023
Tại sao đại bàng vàng được coi là vua của các loài chim ăn thịt?

Tại sao đại bàng vàng được coi là vua của các loài chim ăn thịt?

Trên ngọn núi Govi-Altai của Mông Cổ, đại bàng vàng là loài chim được mệnh danh là " Chúa tể bầu trời" (King of heaven).

Đăng ngày: 04/04/2023
Vì sao NASA không còn sản xuất tàu con thoi để khám phá không gian?

Vì sao NASA không còn sản xuất tàu con thoi để khám phá không gian?

Tàu con thoi là một loại phương tiện vũ trụ được thiết kế để chở hàng hoặc con người vào không gian.

Đăng ngày: 04/04/2023
Vì sao nước Mỹ lại hứng chịu nhiều thảm họa thời tiết hơn mọi nơi trên thế giới?

Vì sao nước Mỹ lại hứng chịu nhiều thảm họa thời tiết hơn mọi nơi trên thế giới?

Chuyên gia nhận định vị trí địa lý và địa hình đa dạng khiến Mỹ chịu ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan nhiều nhất thế giới, song con người đã khiến những mối nguy hiểm đó thành thảm họa.

Đăng ngày: 03/04/2023
Nhanh, cơ động và hỏa lực mạnh, tại sao tàu cánh ngầm lại bị

Nhanh, cơ động và hỏa lực mạnh, tại sao tàu cánh ngầm lại bị "chê" bởi Hải quân Mỹ?

Tàu cánh ngầm có các cánh tạo ra lực nâng nâng thân tàu lên khỏi mặt nước, làm giảm thiểu lực cản với thân tàu và lại giúp gia tăng tốc độ.

Đăng ngày: 03/04/2023
Vì sao thời tiết nồm ẩm tuyệt đối không nên bật quạt?

Vì sao thời tiết nồm ẩm tuyệt đối không nên bật quạt?

Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đã kéo dài trong nhiều ngày, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt.

Đăng ngày: 03/04/2023
Vì sao một số chỗ ngồi trên máy bay không bao giờ tồn tại?

Vì sao một số chỗ ngồi trên máy bay không bao giờ tồn tại?

Đối với nhiều tín ngưỡng, văn hoá khác nhau trên thế giới, một số hàng ghế như hàng số 4, 13, 14 hoặc 17 có thể không xuất hiện trên máy bay.

Đăng ngày: 02/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News