Vì sao mùa hè bị cảm lại dai dẳng và khó chịu hơn mùa đông?
Lúc nào bị cảm cũng không vui, nhưng mà cảm vào... lúc này là sai trái nhất luôn!
Mọi người thường nghĩ, cảm mùa nào cũng là một thứ bệnh thôi. Điều này không chính xác cho lắm. Vì có 2 nguyên nhân để ta khẳng định rằng, cảm mùa hè mệt mỏi hơn so với mùa đông.
Nguyên nhân đầu tiên: "Hai mùa cảm" do 2 loại virus gây ra!
Theo chuyên trang y tế Health Central, virus dẫn đến cảm mùa đông thường là corona, picorna và rhinovirus.
Còn cảm mùa hè lại do các virus thuộc chi entero gây ra. Chúng yêu thích nhiệt độ cao vào mùa hè, không thường xuất hiện nhưng lại mạnh mẽ hơn các "virus mùa đông".
Một khi đã bị cảm vào mùa hè thì sẽ rất lâu khỏi.
Nói cách khác, chúng ta ít nguy cơ mắc bệnh cảm vào mùa hè, nhưng một khi đã "dính" thì lâu khỏi hơn.
Bạn sẽ thắc mắc rằng, vào mùa hè rất nhiều người bị "cảm" cơ mà? Nhưng rất có thể, họ đã mắc phải sốt cỏ khô (hay "fever", thường gọi là viêm mũi dị ứng) chứ không phải cảm sốt mùa hè ("summer cold").
Sốt cỏ khô do dị ứng cỏ, lông động vật, mạt bụi, bào tử nấm mốc, phấn hoa gây ra và khác với bệnh cảm
Hai loại bệnh này khá giống nhau về triệu chứng như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, viêm họng... và đều dễ gặp trong mùa hè. Nhưng đối với viêm mũi dị ứng, các triệu chứng này thường diễn ra cùng lúc và bớt đi khi bạn đến một địa điểm khác. Còn bệnh cảm lại gây sốt cao và rõ rệt hơn.
Nguyên nhân thứ hai: Cảm vào mùa hè khiến ta thấy cô đơn hơn
Theo một nghiên cứu công bố trên Health Psychology, mọi người thường thấy chán chường hơn khi mắc cảm vào mùa hè. Và chính những cảm xúc tiêu cực này lại khiến triệu chứng cảm (ho, hắt xì, sốt...) tồi tệ thêm!
Mà lí do của sự cô đơn cũng dễ hiểu thôi. Mùa hè là thời điểm sôi nổi, đủ các trò vui chơi, thể thao bên gia đình và bạn bè. Dường như ai cũng thấy dồi dào năng lượng hơn - trừ mình bạn, với cơn cảm cúm mãi chưa khỏi.
Ngoài ra, do mùa đông nhiều người bị cảm, bạn sẽ cảm thấy được an ủi, "đồng bệnh tương lân". Còn mùa hè, nếu xung quanh chỉ mình bạn xui xẻo dính phải con virus entero, bạn sẽ thấy như bị cô lập vậy.
Nhưng khi đó, đừng uể oải nằm ở nhà mà hãy cố gắng nhập hội với bạn bè một chút nhé (đừng lây bệnh là được)! Việc này sẽ giúp ích cho hệ thống miễn dịch và đẩy lùi bệnh cảm nhanh hơn.
Cần rửa tay sạch sẽ, thường xuyên hơn.
Ngoài ra, hãy lưu ý 7 điều sau - có thể bạn đã biết nhưng vẫn thường làm sai:
- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước, hạn chế stress.
- Hạn chế uống cà phê, rượu, nước tăng lực vì khiến cơ thể mất nước.
- Nếu bắt đầu có triệu chứng cảm, hãy tránh những nơi đông đúc dễ lây nhiễm.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ăn rau, trái cây.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic (trong sữa chua) cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.
- Vì cảm gây bởi virus chứ không phải vi khuẩn, uống thuốc kháng sinh không giúp giải quyết triệt để vấn đề đâu!

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.
