Vì sao muối hồng Himalaya lại có giá đắt đỏ gấp 20 lần muối thường?
Có màu hồng hấp dẫn và chứa khoáng chất chỉ cao hơn muối thường một chút, nhưng giá của muối hồng Himalaya lại đắt đỏ hơn gấp 20 lần.
Muối đá hồng Himalaya được khai thác tại các khu mỏ ở Pakistan. Chúng vốn là loại muối được kết tinh dưới đáy biển từ 200 triệu đến 500 triệu năm trước.
Một trong những mỏ muối hồng nổi tiếng nhất phải kể tới Khewra thuộc vùng Punjab, Pakistan. Đây cũng là mỏ muối lớn thứ hai trên thế giới, được quân đoàn của Alexander Đại đế phát hiện ra khoảng năm 320 Trước công nguyên. Ngày nay, nơi này thu hút tới gần 300.000 lượt khách tham quan mỗi năm.
Cận cảnh những phiến muối hồng được chia nhỏ
Theo chia sẻ của Business Insider, 100 gram muối hồng có thể đắt gấp 20 lần so với muối ăn bình thường dù chỉ chứa khoáng chất cao hơn một chút.
Lý giải tại sao chúng lại đắt đỏ đến thế, người ta tin rằng loại muối này có thể chữa bách bệnh, từ giảm béo, giúp ngăn quán trình lão hóa, điều hòa giấc ngủ cho tới thậm chí tăng ham muốn tình dục cải thiện đời sống vợ chồng.
Các mỏ muối hồng tập trung nhiều ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya.
Để tìm hiểu sự khác biệt của muối Himalaya, chúng ta cần tìm hiểu quy trình khai thác các loại muối.
Đầu tiên nói về muối thông thường, người ta sẽ khoan sâu xuống thềm biển, đẩy nước lên đê lấy muối tinh. Do phải tinh chế nên các loại muối mất hết khoáng chất như magie hay kali. Muối biển sẽ kết tinh bằng cách dùng mặt trời hay lò đốt làm bay hơi nước biển. Khác với muối tinh, nó giữ lại toàn bộ khoáng chất mà không qua xử lý hóa học.
Trong khi đó, các mỏ muối hồng thường nằm ở độ sâu hàng trăm mét dưới lòng đất. Muốn tiếp cận chúng, người ta phải đào các mỏ có độ sâu tương đương. Hiện phần lớn mỏ muối đá hồng tập trung ở Pakistan thuộc chân dãy Himalaya.
Tại mỏ khai thác, công nhân sẽ dùng máy khoan cỡ lớn, xuyên qua đá muối, phá vỡ kết cấu để chia chúng thành những khối nhỏ hơn rồi vận chuyển lên mặt đất.
Loại muối này có giá cao hơn muối thường tới 20 lần.
Mỏ Khewra ở vùng Punjab sản xuất hơn 35.000 tấn muối mỗi năm. Muối Himalaya nguyên chất có giá 10 USD/kg nhưng các thành phần của nó đắt hơn nhiều. Chúng chứa tới 84 khoáng chất và nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe, bao gồm kali, magie, stronti, molypden… Cũng nhờ đó, chúng có màu hồng đặc trưng.
Tuy vậy, khoáng chất chỉ chiếm khoảng 2% nhưng nó vẫn được giới thiệu là loại muối cao cấp. Tới năm 2020, mức tiêu thụ của loại muối này được dự báo lên tới 14,1 tỉ USD. Và dù thực tế của công dụng đến đâu, nhưng hiện tại loại muối này vẫn đang được người tiêu dùng khắp thế giới ưa chuộng.

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?
Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?
Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?
Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Vì sao đến mùa đông chim phải bay về phương nam?
Những loài chim chủ yếu bay về phương nam vào mùa đông để tìm kiếm các nguồn thức ăn và địa điểm trú ngụ an toàn.

Vì sao chim đậu trên cây không bị điện giật?
Bởi vì mang giày cách điện nên chim không bị giật khi đậu trên dây điện? Không phải như vậy.

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?
Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.
