Vì sao ngôi sao có 5 cánh?

Vào một đêm tháng Giêng giá lạnh, những ngôi sao nhọn hoắt toả ánh sáng lấp lánh trên bầu trời, trong khi đó lúc bình minh lên, một hành tinh tương tự khác - mặt trời - lại đỏ rực như một quả cầu lửa tròn xoe.

Lý giải nguyên nhân ngôi sao có 5 cánh

Tuy vậy, nếu đẩy quả bóng tròn khổng lồ đó ra xa hàng tỷ tỷ km trong không trung, mặt trời của chúng ta sẽ lại trông như một ngôi sao nhọn hoắt khác trên bầu trời đêm.

Nếu các ngôi sao đó thực chất có hình tròn, sao chúng lại trông như có 5 cánh? Và vì sao chúng lại sáng lấp lánh?

Thủ phạm chính là bầu khí quyển của trái đất, làm bẻ cong tia sáng của những ngôi sao ở rất xa trước khi chúng đến được mắt chúng ta. Để hình dung vì sao các ngôi sao lại trở nên nhọn hoắt, tưởng tượng về một con đường rải nhựa vào một trưa hè nóng nực. Bạn có thể thấy hơi nóng bốc lên và không khí trên lớp nhựa đường phảng phất mờ ảo, khiến cho cây cối, con đường và các xe ở phía trước cũng mờ mờ ảo ảo.

Còn bây giờ nghĩ về trái đất và bầu không khí nóng lượn lờ vây quanh. Chính bầu khí quyển xáo trộn này đã làm cho ánh sáng từ các ngôi sao xa xôi trở nên lung linh và lấp lánh.

Thực tế, suốt cả ngày, bề mặt của trái đất bị hâm nóng bởi mặt trời. Đến đêm, mặt đất phản chiếu hơi nóng bị tích trữ vào không trung. Không khí ở ngay trên mặt đất sẽ bị hun nóng và bay lên, trộn lẫn với lớp không khí lạnh ở trên.

Ánh sáng vì sao, trên đường đi xuống mặt đất, vượt qua lớp không khí dày hơn, lạnh hơn, để đi vào lớp không khí nóng hơn mỏng hơn ở phía dưới. Khi ánh sáng đi qua bầu không khí xáo trộn đó, nó bị bẻ cong khi tương tác với phân tử khí. Kết quả chúng ta nhìn vào một ngôi sao, ánh sáng của nó như nhảy nhót và ngôi sao trở nên sáng hơn rồi lại mờ đi. Sự thay đổi liên tục độ cường độ như vậy tạo nên sự nhấp nháy.

Khi các ngôi sao mờ ảo và lấp lánh, chúng trở nên có nhiều cánh nhọn. Vì vậy chúng ta không thấy ngôi sao như đúng hình dáng của nó - một quả cầu toả sáng giống mặt trời.

Nhưng nếu đặt chân lên mặt trăng, bạn sẽ thấy một bầu trời đầy những đốm sáng tĩnh, bởi vệ tinh của chúng ta không có bầu khí quyển để chơi trò ánh sáng với các vì sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Những điều ít biết về các phi hành gia

Những điều ít biết về các phi hành gia

Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Đăng ngày: 21/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News