Vì sao người Nhật sống được thời gian dài sau khi mắc ung thư?

Người Nhật ít dùng gia vị có nguồn gốc hóa học, hạn chế đồ hộp nên có khả năng chống chọi với những căn bệnh nguy hiểm.

Tỷ lệ người nhiễm ung thư mới ở các nước tăng lên theo từng năm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, có thêm 18 triệu ca ung thư trên toàn thế giới.

Những trường hợp nhiễm bệnh ngày càng trẻ hơn và khó cứu chữa. Tuy nhiên, vẫn còn một đất nước có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và khả năng kéo dài thời gian sống sau khi bị phát hiện bệnh cao, đó là Nhật Bản.

Theo đó, tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở nước này sống thêm từ 5 năm trở lên đạt 66%. Trong khi đó, con số tương tự ở Trung Quốc là 40%.

Theo các nhà nghiên cứu, kết quả trên có liên quan tới chế độ ăn của người dân Nhật:

Dùng chất tạo ngọt nguồn gốc tự nhiên

Rất nhiều người Nhật thích sử dụng tảo bẹ để nấu nước dùng thay vì dùng muối và các loại chất hóa học tạo ngọt. Loại thực phẩm thiên nhiên này không chỉ đem lại vị ngọt thanh cho món ăn mà còn chứa nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể như chất xơ, sắt, canxi, i-ốt.

Nghiên cứu trên 270.000 người cho thấy, những người ăn nhiều muối sẽ tăng 68% nguy cơ ung thư dạ dày.

Hạn chế thực phẩm đóng hộp


Người Nhật thích ăn đồ tươi sống hơn các món đóng hộp. (Ảnh: Coastal Living).

Những sản phẩm được bảo quản lâu chứa một lượng lớn nitrite, một trong những lý do gây ra nguy cơ ung thư. Đó là loại chất giúp ức chế vi khuẩn, giúp thực phẩm chế biến sẵn để được lâu hơn.

Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng nitrite vượt mức cho phép có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra ung thư trực tràng, tuyến tụy, dạ dày.

Ở một số siêu thị đã hạn chế việc bán các sản phẩm đóng hộp. Người Nhật cũng nổi tiếng yêu thích ăn những món làm từ đồ tươi sống như sushi, sashimi.

Tỷ lệ ít và nhiều trong mỗi bữa


Bạn sẽ no sau khi ăn một bữa kiểu Nhật dù lượng đồ trong mỗi đĩa không nhiều. (Ảnh: Pune365).

Người Nhật đặc biệt quan tâm tới ẩm thực. Họ lựa chọn đồ có chất lượng tươi ngon, trình bày đẹp mắt.

Ngoài ra, yếu tố ít - nhiều cũng được cân nhắc kỹ lưỡng. Theo đó, lượng đồ ăn mỗi bữa có thể ít nhưng số lượng bữa nhiều hoặc trên bàn có nhiều món.

Nhật Bản được bao quanh bởi biển nên người dân có thể dễ dàng thưởng thức hải sản - món ăn giàu chất dinh dưỡng. Đó cũng là lý do khiến tỷ lệ béo phì ở Nhật thấp, tuổi thọ cao (trung bình trên 80 tuổi).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng vào mùa: Những điều cần biết

Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng do vi rút xảy ra ở trẻ nhỏ rất dễ gây thành dịch lớn song chưa có thuốc đặc trị. Trẻ nhỏ không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Đăng ngày: 09/03/2025
17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi

Đôi khi bạn cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng điểm qua 17 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam

Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Đăng ngày: 07/02/2025
Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?

"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Đăng ngày: 23/12/2024
Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể

Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Đăng ngày: 19/12/2024
Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị

Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Đăng ngày: 17/12/2024
Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.

Đăng ngày: 02/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News