Vì sao ợ hơi lại kêu thành tiếng?

Đôi khi ợ hơi thành tiếng nhưng cũng có khi ợ hơi không phát ra tiếng. Tiếng ợ hơi kêu to cỡ nào là tùy vào một số yếu tố, như là bao nhiêu hơi từ dạ dày đẩy lên và cấu trúc thực quản của người đó ra sao.

Ợ hơi là gì?

Ợ hơi là hiện tượng khí sinh ra trong dạ dày thoát ra ngoài qua đường thực quản, tức là đường dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Thực quản là một ống cơ chạy từ phía sâu của khoang miệng xuống dạ dày.

Do đâu mà ợ hơi phát thành tiếng?

Nếu bạn soi gương và há miệng thật to, bạn có thể thấy một bộ phận nhỏ đung đưa ở cuối khoang miệng chỗ họng, đó chính là nắp thực quản. Khi nuốt, nắp thực quản đẩy ra sau để đóng thanh quản và mở thực quản cho thức ăn đi xuống. Bạn có thể ví nắp thực quản với người điều khiển giao thông vậy.


Âm thanh phát ra khi hơi đi từ dạ dày lên khi nắp thanh quản đang đóng thực quản.

Âm thanh phát ra khi hơi đi từ dạ dày lên khi nắp thanh quản đang đóng thực quản. Luồng hơi này đi lên tạo ra một áp suất, nhất là khi nhiều hơi thì tạo ra áp suất lớn. Luồng hơi bị nén đẩy lên thực quản, đi qua bề mặt thực quản và nắp thanh quản, khiến cho bề mặt của thực quản và nắp thanh quản rung, giống như cánh cửa sổ bị va đập khi gió thổi mạnh. Một lí do nữa khiến ợ hơi thành tiếng là do thực quản có độ dài và tròn nên âm thanh có sự dội tiếng khi đi qua.

Có thể điều chỉnh cho tiếng ợ to hơn hay nhỏ hơn không?

Hãy làm một thí nghiệm nhỏ như sau: lấy một ống lõi bìa của cuộn giấy bếp hay cuộn giấy vệ sinh, ghé sát miệng vào một đầu ống và khẽ tạo ra tiếng kêu “hừm” kéo dài, bạn sẽ thấy âm thanh này to hơn khi bạn kêu như vậy mà không có ống. Đó là do âm thanh dội tiếng vào thành ống. Cũng làm như vậy nhưng lần này bạn “hừm” với nhiều hơi thoát ra hơn, bạn sẽ thấy âm thanh to hơn. Như vậy tức là đẩy nhiều hơi qua ống hơn thì cũng tạo ra tiếng kêu to hơn, giống như cửa sổ đập mạnh hơn nếu có gió to hơn.

Với cùng một lượng khí thoát ra thì tiếng kêu to hay nhỏ là do thực quản của bạn rộng hay hẹp.

Nếu chỉ uống một cốc nhỏ nước soda thì trong dạ dày của bạn sẽ chỉ có một ít hơi do bọt khí CO2 trong soda thoát ra và tiếng ợ sẽ nhỏ, còn nếu bạn uống cả lon và uống làm nhiều hụm thì bên cạnh nhiều CO2 từ soda bạn còn nuốt thêm nhiều không khí vì thế ợ hơi sẽ phát ra tiếng to hơn.

Trẻ nhỏ có dạ dày nhỏ và thực quản cũng nhỏ nên thường tiếng ợ rất nhỏ chứ không như trẻ lớn hơn và người trưởng thành.

Hơi trong dạ dày do đâu mà có?

Hơi trong dạ dày có thể là không khí bạn nuốt vào trong quá trình ăn uống. Thường thì việc ăn quá nhanh và uống bằng ống hút sẽ làm bạn nuốt nhiều không khí hơn. Ga trong các loại nước ngọt có chứa CO2 cũng là nguyên nhân khiến dạ dày đầy hơi. Trong quá trình dạ dày tiêu hóa thức ăn cũng sinh ra một số loại khí.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News