Vì sao sao Thủy vẫn tồn tại từ trường?

Lớp từ trường bí ẩn của sao Thủy vẫn còn là một câu đố hóc búa với các nhà khoa học.

Sao Thủy là một hành tinh nhỏ bé, nhỏ nhất trong số các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. Nó chỉ bằng 1/3 kích thước của Trái đất và đủ điều kiện là một hành tinh chỉ vì khoảng cách gần Mặt Trời. Nếu như được đặt ra ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương, thì cùng với sao Diêm Vương, Haumea, Makemake, sao Thủy có khả năng bị phân loại vào nhóm các hành tinh lùn.

Nhưng nó vẫn là một hành tinh nằm "chễm chệ" ở đó, gần Mặt Trời nhất, quay quanh trung tâm Thái Dương Hệ với vận tốc 105.000 dặm/giờ (khoảng 50km/s) – đủ nhanh để hoàn tất toàn bộ quỹ đạo chỉ trong vòng 88 ngày.

Vì sao sao Thủy vẫn tồn tại từ trường?
Hình ảnh trực quan hóa từ trường của sao Thủy.

Và, vì một lý do kỳ lạ nào đó mà không ai hiểu được, đó là… hành tinh này vẫn tồn tại từ trường.

Từ trường là thứ đặc biệt, hiếm khi một hành tinh nào sở hữu nó. Thông thường, từ trường của một hành tinh được tạo ra theo phương thức của hiệu ứng dynamo. Trong trường hợp của Trái đất, chúng ta có một nhân nóng chảy với cấu tạo chủ yếu là sắt di chuyển nhanh chóng theo đường xoắn ốc. Sức nóng dữ dội của vùng lõi khiến kim loại phải chảy ra ngoài bề mặt nhân (để thoát ra ngoài khoảng không) và như vậy thông qua sự đối lưu, lớp vỏ của lõi Trái đất liên tục đảo lên và lại nguội đi chìm xuống, truyền nhiệt ra ngoài trong hành trình di chuyển.

Sự kết hợp của yếu tố quay vòng nhanh chóng nơi vùng lõi và các luồng đối lưu khổng lồ tăng và giảm liên tục thông qua lớp vỏ thúc đẩy đã xây dựng nên một lớp từ trường mạnh, mạnh nhất trong Hệ Mặt Trời.

Để tạo ra một lớp từ trường, chúng ta sẽ cần nhiệt độ. Nhưng lạ kỳ thay, sao Thủy thì lại… lạnh lẽo.

Lượng nhiệt của Trái đất đến từ 2 nguồn: sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố và lượng nhiệt còn lại từ thời kỳ hình thành của nó. Kích thước tương đối lớn của Trái đất cho phép nó giữ lại lượng nhiệt qua hàng tỷ năm, nhưng sao Thủy lại không may mắn như vậy. Bản chất "thể hình" nhỏ bé của nó khiến cho nhiệt lượng thoát ra nhanh chóng. Vì vậy, chúng ta có thể nhanh chóng nảy ra ý nghĩ thực tế là phần lõi của sao Thủy vốn đã nguội lạnh thành một quả bóng sắt cô đặc từ lâu.

Tuy nhiên, mặc dù từ trường của sao Thủy khá yếu, nhưng nó vẫn tồn tại, thật trêu đùa. Thứ gì đang khiến nó hoạt động? Nguồn năng lượng đó đến từ đâu? Nó không thể đến từ lõi, nhưng cũng có thể vùng lõi đó vẫn còn chút nhiệt, đủ ấm để điều khiển chậm chạp và tài tình đối lưu trong lớp vỏ. Đó là một giả thuyết có thể chấp nhận, nhưng thế giới nhỏ bé tốc độ trong vùng lõi của nó vẫn đang nắm giữ bí mật một cách cực kỳ kín đáo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các tàu vũ trụ có thể đi với tốc độ ánh sáng

Các tàu vũ trụ có thể đi với tốc độ ánh sáng

Theo Manasvi Lingam và Abraham Loeb, hai giáo sư hàng đầu tại Đại học Harvard, siêu tân tinh có thể được sử dụng để đẩy tốc độ của các con tàu vũ trụ lên tốc độ ánh sáng.

Đăng ngày: 09/03/2020
Phát hiện hố đen mới cách Trái đất 30.000 năm ánh sáng

Phát hiện hố đen mới cách Trái đất 30.000 năm ánh sáng

Tàu NASA vô tình chụp được một đợt bùng phát tia X, hiện tượng xảy ra khi hố đen hút vật chất từ những ngôi sao, trong chòm sao Columba.

Đăng ngày: 08/03/2020
Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ

Các nhà khoa học cuối cùng cũng khám phá được bí ẩn của vật chất tối trong vũ trụ

Các nhà khoa học vừa tìm ra được một loại hạt, mà có thể là nguồn gốc của vật chất tối trong vũ trụ.

Đăng ngày: 06/03/2020
Tàu NASA chụp ảnh hai cơn bão hợp nhất trên sao Mộc

Tàu NASA chụp ảnh hai cơn bão hợp nhất trên sao Mộc

Hai cơn bão quay ngược chiều kim đồng hồ từng tới gần nhau vài tháng trước, tách ra xa rồi lại bắt đầu sáp nhập.

Đăng ngày: 05/03/2020
Một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời mang tên thủy thần của Trung Quốc

Một hành tinh lùn trong hệ Mặt Trời mang tên thủy thần của Trung Quốc

Hiệp hội Thiên văn quốc tế (IAU) mới đây đã đặt tên cho một hành tinh trong hệ Mặt Trời theo tên Thủy thần Gonggong (Cộng Công) của Trung Quốc.

Đăng ngày: 05/03/2020
Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch to như ngọn núi đang lao về phía Trái đất

Thiên thạch với kích thước lớn này đang bay về hướng Trái Đất, có thể không xảy ra va chạm nhưng vẫn thuộc diện cần quan sát.

Đăng ngày: 05/03/2020
Phát hiện sao lùn trắng bất thường: Được hình thành do va chạm giữa hai ngôi sao lùn trắng khác

Phát hiện sao lùn trắng bất thường: Được hình thành do va chạm giữa hai ngôi sao lùn trắng khác

Nghiên cứu mới cho thấy ngôi sao lùn trắng khổng lồ WDJ0551 + 4135 có thể được hình thành do va chạm giữa hai ngôi sao lùn trắng khác.

Đăng ngày: 04/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News