Vì sao sư tử biển bỗng hung dữ với con người?

Người dân và du khách được yêu cầu tránh con sư tử biển nào có hành vi kỳ lạ, như lắc đầu qua lại, sùi bọt mép hoặc có biểu hiện co giật, vì chúng nhiễm chất độc acid domoic.

Bình thường, nhìn thấy sư tử biển trên bãi biển California (Mỹ) sẽ là một trải nghiệm thú vị. Những loài động vật này có tính xã hội và thích giao du.

Tuy nhiên, những người đi biển hiện được cảnh báo phải để mắt đến hành vi bất thường của những loài động vật có vú sống ở biển này, vì sự nở rộ của tảo độc có thể khiến chúng bị nhiễm và trở nên hung dữ hơn.


Những con sư tử biển trên khắp California đang gặp nguy hiểm từ một loại tảo nở hoa sản sinh ra chất độc thần kinh - (Ảnh: SHUTTERSTOCK).

Vì sao sư tử biển nhiễm axit domoic?

Axit domoic được sản xuất từ một loại tảo có tên là Pseudo-nitzschia australis. Đây là một loại thực vật phù du giải phóng chất độc thần kinh trong một số đợt nở hoa của chúng.

Khi đủ lượng độc tố tích tụ trong cơ thể của những con mồi nhỏ, như cá mòi và cá cơm, chúng có thể truyền chất độc đó sang các động vật ăn chúng, đặc biệt là sư tử biển.

Sau khi ăn vào, chất độc sẽ tấn công não và tim, gây co giật và suy tim. Thông thường chất độc sẽ được thải ra khỏi cơ thể động vật trong một khoảng thời gian, nhưng nếu tiếp xúc nhiều lần có thể dẫn đến hậu quả vĩnh viễn và tử vong.

Cuối tháng 6 thường là thời điểm sư tử biển di chuyển đến các bãi biển của quần đảo Channel, gần Los Angeles, nơi chúng sẽ sinh con. Nhưng năm nay hành trình của chúng trùng với mùa tảo độc này.

Cuộc khủng hoảng

Hiện tại, các đội cứu hộ động vật có vú ở biển đang nhận được tới 300 báo cáo mỗi ngày về những con sư tử biển có hành vi kỳ lạ và khoảng 150 con được tìm thấy đã chết. Hàng chục con cá heo cũng được phát hiện chết do nhiễm độc.

Các chuyên gia đang cảnh báo mọi người tránh xa những con vật và không can thiệp vào chúng.

Theo Alissa Deming - bác sĩ thú y tại Trung tâm Động vật có vú Thái Bình Dương ở quận Cam, đây là sự kiện axit domoic tồi tệ nhất cho đến nay. Nó đã khiến một số con sư tử biển trở nên hung dữ nếu chúng bị con người tiếp cận.

Axit Domoic cũng có thể ảnh hưởng đến con người nếu ăn phải loài cá nhiễm tảo độc. Họ có thể bị tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng và mất trí nhớ ngắn hạn. Trong những trường hợp nghiêm trọng, họ có thể bị co giật, suy nhược, tê liệt và thậm chí tử vong.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Vì sao đứt tay do giấy cứa đau hơn cả dao?

Việc bị đứt tay do không cẩn thận khi làm bếp hay cứa vào mảnh thủy tinh vỡ hẳn sẽ khiến bạn cảm thấy đau đớn. Nhưng tờ giấy trắng đôi khi cũng là “sát thủ” đáng gờm khi khiến bạn bị đổ máu.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Vì sao máy bay thường sơn màu trắng?

Đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí và giảm hấp thụ nhiệt là các lý do máy bay được sơn màu trắng.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Vì sao cà phê là đồ uống tốt nhất hành tinh?

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau của cà phê đối với sức khỏe và những kết quả thu được có thể khiến nhiều người phải ngạc nhiên.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Vì sao phòng ngủ của Hoàng đế Trung Hoa chỉ rộng 10m2?

Nếu muốn biết nguyên nhân vì sao phòng ngủ của hoàng đế thưở xưa lại chật chội đến vậy, hãy cùng đọc bài viết dưới đây.

Đăng ngày: 01/07/2025
Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa

Vì sao người Hàn lại dùng chiếc đũa "khó gắp nhất thế giới"?

Người châu Á có thói quen dùng đũa để gắp các loại thức ăn. Dụng cụ này phổ biến ở tất cả các quốc gia phương Đông, đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 29/06/2025
Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Tại sao Tết Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau 1 ngày?

Bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước.

Đăng ngày: 27/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News