Vì sao thành phố Hà Lan khuyên người dân không nên quét lá rụng?
Hội đồng thành phố Eindhoven, Hà Lan cho biết việc để lá mùa thu phân hủy tự nhiên trong vườn và công viên sẽ tăng cường sức khỏe cho đất và côn trùng.
Ông Martijn van Gessel, người phát ngôn của Hội đồng thành phố Eindhoven cho biết thành phố muốn ngừng việc sử dụng máy thổi lá trong các công viên để tạo ra lớp lá ẩm ướt và ấm áp cho côn trùng vào mùa đông, ngay cả khi điều này khiến khung cảnh thành phố trông có vẻ bừa bộn hơn, theo Guardian.
“Trong một thời gian dài, người ta tin rằng cỏ phải luôn được cắt, lá rụng phải được quét dọn và mọi thứ phải ngăn nắp. Nhưng trong công viên, chúng ta nên để những chiếc lá rụng phân hủy tự nhiên mà không cần thu gom”, ông Van Gessel nói.
Ông Raymond van de Sande, nhà quản lý của công ty cảnh quan Ergon cho biết: “Điều này sẽ phá vỡ cách làm vườn truyền thống, cũng như đi ngược lại ý tưởng cho rằng mọi thứ phải trông ngăn nắp”.
Thành phố Eindhoven ở Hà Lan khuyến khích người dân không thu gom hay xử lý lá rụng mà để chúng phân hủy trên nền đất. (Ảnh: Shutterstock).
Ông cũng nói thêm rằng việc để lá rụng trên mặt đất có nhiều lợi ích về môi trường. “Khi để mọi thứ phân hủy tự nhiên, bạn sẽ nhận ra những lợi ích về sinh thái và đa dạng sinh học. Sẽ có ít cỏ dại hơn, cần ít nước hơn vào mùa hè và khi trời mưa, lượng nước chảy ra cống sẽ ít hơn”.
Hội đồng thành phố đã đặt 200 “giỏ lá” xung quanh thành phố và khuyến khích người dân thu gom lá rụng xung quanh đường phố hoặc nhà của họ vào những chiếc giỏ này để chúng được được thái nhỏ và sử dụng làm phân bón trộn cho cây trồng trong thành phố vào mùa xuân tới.
Ông Van de Sande cho biết: “Đôi khi mọi người cau mày khi chúng tôi phủ lớp phân bón này vào chậu cây, vì nó có mùi không mấy dễ chịu. Nhưng khi tôi giải thích rằng chúng tôi đang cố gắng khôi phục lại sức khỏe cho mặt đất mà con người làm suy thoái, họ thông cảm với chúng tôi".

Vì sao trước khi nâng quan tài lên để hạ thổ, người Trung Quốc sẽ đập vỡ một cái chậu đất?
Mỗi hành động trong văn hóa tang lễ đều mang ý nghĩa sâu xa mà kể cả người thực hiện cũng chưa chắc hiểu hết.

Trái đất có 60 nghìn tỷ tấn vàng, mỗi người có thể chia sẻ 7.000 tấn, nhưng tại sao nó vẫn có giá trị như vậy?
Vàng là một trong những loại tiền tệ có giá trị nhất từ thời cổ đại, và đến nay nó vẫn là một trong những loại tiền tệ ổn định nhất.

Tại sao đá lạnh có thể dính vào tay khi cầm?
Bạn đã bao giờ lấy đá từ trong tủ lạnh ra để uống café hay nước ngọt nhưng chưa kịp cho vào ly thì ngay lập tức phát hiện ra nó đã dính chặt vào tay?

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?
Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Cá nóc phồng người lên như thế nào và tại sao chúng lại làm vậy?
Với độc tố trong người và kỹ năng phồng mình thành một quả cầu gai, cá nóc có thể dọa được rất nhiều kẻ thù của mình.

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?
Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.
