Video hiếm thấy: Khoảnh khắc hố đen khổng lồ nuốt chửng ngôi sao nặng như Mặt trời

Nhờ may mắn và sự nhạy bén, các nhà thiên văn học đã ghi nhận được khoảnh khắc một hố đen khổng lồ đang nuốt chửng một ngôi sao ở khoảng cách 215 triệu năm ánh sáng.

Đây được gọi là sự kiện hố đen "dùng bữa" (gọi tắt là TDE - tidal disruption event) và là lần đầu tiên con người chứng kiến cái chết của một ngôi sao do hố đen gây ra gần đến vậy, theo RT.

Các nhà thiên văn học bị thu hút bởi những tia sáng cực mạnh, lan tỏa đến hàng trăm triệu năm ánh sáng, trước khi những phần của ngôi sao biến mất vào trong hố đen do bị hố đen với lực hấp dẫn khổng lồ nuốt chửng.

Nhà thiên văn học Matt Nicholl và các cộng sự tại Đại học Birmingham đã nhận thấy ngôi sao trên tiến sát đến gần hố đen vào tháng 9/2019. Các nhà thiên văn học thay phiên nhau quan sát trong suốt 6 tháng sau đó.

Hiện tượng hố đen nuốt chửng ngôi sao rất khó dự đoán và chỉ có thể quan sát được nhờ vào sự nhạy bén kèm theo may mắn.

“Chúng tôi ngay lập tức chĩa kính viễn vọng theo hướng đó để xem tia sáng lan tỏa như thế nào”, nhà thiên văn học Thomas Wevers đến từ Đại học Cambridge, Anh nói.

Video hiếm thấy: Khoảnh khắc hố đen khổng lồ nuốt chửng ngôi sao nặng như Mặt trời
Khoảnh khắc hố đen nuốt chửng ngôi sao.

Một loạt kính viễn vọng ở châu Âu và nhiều nơi khác đã cùng quan sát cảnh tượng trên, thu được dữ liệu về các dạng sóng ánh sáng, bao gồm tia cực tím, vô tuyến, quang học và tia X.

Ở thời điểm bắt đầu bị hố đen nuốt chửng, ngôi sao tạo ra tia sáng mạnh nhất lan tỏa đi rất xa rồi sau đó từ từ lụi tàn và bị tan rã, biến mất hoàn toàn trong hố đen.

Theo ước tính, các nhà nghiên cứu nói ngôi sao bị hố đen nuốt chửng có trọng lượng tương đương Mặt trời, trong khi hố đen khổng lồ có trọng lượng lớn hơn hàng triệu lần.

“Sự kiện này cho chúng ta biết thêm về các hiện tượng vật lý, xảy ra khi hố đen nuốt chửng một ngôi sao”, nhà thiên văn Edo Berger thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, nói, nhấn mạnh sự kiện mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng thiên văn học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Để tạo ra một thanh bảo kiếm cần những yếu tố nào?

Để tạo ra một thanh bảo kiếm cần những yếu tố nào?

9 thanh bảo kiếm nổi tiếng đạt độ tinh xảo, có thể bẻ cong 90 độ, không chỉ phụ thuộc vào vật liệu mà cần cả nước suối khi tôi luyện.

Đăng ngày: 13/10/2020
Video: Chim diệc một chiêu bắt sống cá trê khủng

Video: Chim diệc một chiêu bắt sống cá trê khủng

Cú mổ xuống làn nước sâu của con chim diệc mang về một con mồi thỏa đáng công sức chờ đợi của nó.

Đăng ngày: 08/10/2020
Video: Ngỡ ngàng xem ấu trùng bọ kiến vương tiến hóa

Video: Ngỡ ngàng xem ấu trùng bọ kiến vương tiến hóa

Đoạn clip dưới đây ghi lại quá trình tiến hóa của bọ kiến vương từ lúc nó còn là một ấu trùng yếu ớt.

Đăng ngày: 07/10/2020
Cận cảnh muỗi hút máu người đến mức no vỡ bụng

Cận cảnh muỗi hút máu người đến mức no vỡ bụng

Các nhà nghiên cứu đã quay được đoạn video vô cùng chi tiết về quá trình một con muỗi đâm xuyên vòi qua da và tìm đúng mạch máu để hút đến mức no vỡ bụng.

Đăng ngày: 02/10/2020
Kỳ quái dòng sông chuyển

Kỳ quái dòng sông chuyển "đỏ như máu" sau mỗi cơn mưa

Do quá trình phong hóa sa thạch đỏ hòa vào nước của dòng thác và đổ xuống sông Chishui khiến nước chuyển màu sau mỗi cơn mưa.

Đăng ngày: 27/09/2020
Con quay hồi chuyển: thứ công nghệ thiết yếu của thời đại mới và câu chuyện thú vị đằng sau nó

Con quay hồi chuyển: thứ công nghệ thiết yếu của thời đại mới và câu chuyện thú vị đằng sau nó

Toán học, vật lý, hóa học... hay khoa học nói chung, chính là phép thuật của thế giới ta đang biết.

Đăng ngày: 21/09/2020
Tròn mắt xem cảnh robot sửa đường dây điện ở Thượng Hải

Tròn mắt xem cảnh robot sửa đường dây điện ở Thượng Hải

Mới đây tại Thượng Hải, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ robot, vào việc đấu nối đường dây điện nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên điện lực, khi phải thi công ở trên cao.

Đăng ngày: 19/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News