Viêm gan C nguy hiểm thế nào?

Viêm gan C dẫn tới xơ gan và ung thư gan nhưng chưa có vaccine phòng ngừa, trong khi bệnh không có triệu chứng đặc biệt.

Viêm gan C là bệnh truyền nhiễm do Hepatitis C virus (HCV) gây nên. Viêm gan C chia thành hai giai đoạn: cấp tính và mãn tính. Khoảng thời gian ngắn, thường là 6 tháng, sau khi nhiễm virus được gọi là giai đoạn cấp của bệnh. Nếu virus vẫn tồn tại trên 6 tháng sau khi nhiễm bệnh, bạn đã bị viêm gan C mãn tính.

Tổ chức Y Tế thế giới ước tính khoảng 170 triệu người toàn cầu mắc viêm gan C, trong khi HIV có khoảng 40 triệu. Mỗi năm ghi nhận 3 đến 4 triệu ca mắc mới.

Việt Nam có số ca viêm gan C ở mức cao trong nhóm các nước đang phát triển. Năm 2018, cả nước ghi nhận khoảng 3 triệu người nhiễm virus viêm gan C, trong đó 75% viêm gan C mạn tính; 25% chuyển biến thành xơ gan và ung thư.

Bác sĩ Vũ Đình Huy, nguyên Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Bưu điện, Hà Nội, cho biết bệnh lây truyền qua đường máu và các chế phẩm của máu có nhiễm virus, quan hệ tình dục không an toàn gây tổn thương chảy máu, truyền từ mẹ sang con, dùng kim tiêm không an toàn. Ngoài ra virus cũng có thể lây truyền qua dụng cụ trong một số thủ thuật như châm cứu, xăm hình.

Viên gan C có thời kỳ ủ bệnh khá dài, khoảng hai tháng. Hầu hết trường hợp viêm gan C cấp tính ít có triệu chứng đặc biệt, người bệnh mệt mỏi, nhức đầu giống cảm cúm. Một số trường hợp có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn, đau tức vùng hạ sườn phải (vùng gan), kèm theo đau, có thể vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu.

Người bị viêm gan C mạn tính cảm thấy mệt mỏi, ốm yếu, đau cơ hay đau khớp, lo lắng, chán nản. Hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng. Thậm chí tình trạng không có triệu chứng kéo dài nhiều năm trong khi virus vẫn tiếp tục sinh sôi ở gan. Chúng gây viêm gan và tăng nồng độ của nhiều men gan (AST và ALT) có thể đo được trong máu. Kết quả, tổn thương gan (gọi là xơ hóa) có thể lan rộng dẫn đến xơ gan.

Khi xơ gan, mô xơ xâm lấn mô gan bình thường, làm hỏng những chức năng gan như tiêu hóa và giải độc. Nếu không điều trị, xơ gan sẽ dẫn đến những biến chứng nặng và ung thư gan.

Bệnh nhân viêm gan C có thời gian tiến triển bệnh khác nhau và không thể dự đoán được chính xác. Nhiều người thay đổi ít sau 20-30 năm, trong khi nhiều người tiến triển xơ gan sau 10 năm hay ngắn hơn. Những yếu tố có thể làm bệnh tiến triển nhanh hơn như tuổi tác, chế độ ăn uống, hút thuốc, tiểu đường, đồng nhiễm virus viêm gan B (HBV) hay HIV.

Ngoài ảnh hưởng đến chức năng gan, gây xơ gan, ung thư gan, virus viêm gan C còn tác động đến các bộ phận khác trong cơ thể. Bệnh ở giai đoạn xơ gan có thể làm giảm tiểu cầu dẫn đến dễ chảy máu, giảm bạch cầu nên dễ nhiễm trùng.

Khi nhiễm virus viêm gan C, cơ thể hình thành kháng thể để chống lại. Chính kháng thể này tạo ra những phản ứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể như thận, tổn thương dây thần kinh, đau khớp, da mẩn đỏ, loét. Viêm gan C cũng làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh khác bao gồm đái tháo đường, trầm cảm...


Viêm gan C lây truyền qua đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con qua nhau thai. (Ảnh: Verywell Health)

Bác sĩ Huy cho biết điều trị viêm gan C chủ yếu là thuốc uống, không phải tiêm, hiệu quả rất cao và rất ít tác dụng phụ, chi phí vừa phải.

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh có khả năng tự hồi phục nếu cơ thể sản sinh đủ lượng kháng thể chống lại virus. Tuy nhiên "những trường hợp này không nhiều". Bác sĩ khuyến cáo nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện và điều trị cho khỏi hẳn.

Nếu bệnh đã tiến triển xơ gan, chế độ ăn uống theo bác sĩ hướng dẫn, chủ yếu dùng đạm dễ tiêu như đậu hũ, đậu nành, hạn chế muối, kiêng hẳn rượu bia.

Bệnh chưa có vaccine phòng ngừa. Giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan C bằng cách không dùng chung kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo, kìm bấm móng... hoặc bất cứ thứ gì có thể dính máu. Nên xỏ khuyên, xăm mình, châm cứu... tại những cơ sở uy tín với dụng cụ bảo đảm vô trùng.

Sinh hoạt tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và vệ sinh các dụng cụ tình dục. Trước khi mang thai, nên đến bệnh viện kiểm tra xem có bị viêm gan C mạn tính hay không để chữa trước khi mang thai.

Chiều 5/10, giải Nobel Y Sinh 2020 đã được trao cho ba nhà khoa học người Mỹ và Anh, do thành tựu phát hiện virus viêm gan C. Phát hiện này tạo tiền đề chế ra các bộ xét nghiệm máu tìm virus thuốc kháng virus, góp phần cứu sống hàng triệu người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News