Việt Nam chưa có nghiên cứu về cúm lợn H1N1

Trong khi thế giới đang lên cơn sốt về cơn dịch cúm lợn H1N1, các nhà khoa học Việt Nam cho biết, Việt Nam chưa hề có nghiên cứu gì về loại virus có độc lực cao này.

Cách chống duy nhất là chặn mọi hướng lây bệnh

Bản thân virus cúm H1N1 trên lợn không gây thành bệnh dịch cho người được, chỉ khi loại virus này kết hợp với các virus cúm A khác của Mỹ, châu Á, châu Âu (ví dụ H5N1 trên gia cầm) sẽ trở thành loại virus cúm lợn (mới) có độc lực cao, gây chết người.

Điều đáng nói là, nghiên cứu về loại virus tái tổ hợp virus cúm A ở động vật có vú và gia cầm chưa hề có ở Việt Nam. Văcxin ngừa cúm lợn cũng chưa hề có trên thế giới. 

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hải, ĐH Nông lâm TP HCM cho biết, 40% lợn ở Việt Nam có virus cúm. Tuy nhiên, các loại virus này không giống virus cúm lợn H1N1.


Trước nhiều ý kiến lo ngại, nếu dịch cúm heo xảy ra ở Việt Nam thì người mắc bệnh có cách gì chống đỡ? Giáo sư Nguyễn Văn Thanh, trưởng khoa Dược, trường Cao đẳng Nguyễn Tất Thành, TP HCM cho rằng sẽ chỉ có cách dùng thuốc kháng cúm Tamiflu hoặc interferon và truyền nước biến để đào thải virus. Cách làm này lệ thuộc nhiều vào tình trạng của bệnh nhân và không phải là biện pháp hữu hiệu.

Vì thế, việc nghiên cứu cho ra những văcxin ngừa virus cúm là rất cần thiết. Trong khi chưa có văc xin, cách duy nhất chỉ là chặn mọi hướng có khả năng lây bệnh. Tuy nhiên, không hoàn toàn chắc chắn vì loại cúm này có khả năng lây từ người sang người.

Có nghiên cứu cũng khó áp dụng

Trong khi đó, tiến sĩ, bác sĩ Cao Minh Nga, ĐH Y Dược TP HCM, cho biết: "Trong khi các loại virus thay đổi rất nhanh thì sự tương thích giữa văcxin với dòng virus đang lan truyền là yếu tố quan trọng trong việc tạo khả năng miễn dịch thích hợp để ngừa cho người. Vì thế, các nước phát triển, như Mỹ hàng năm vẫn có những nghiên cứu thường xuyên về virus cúm thông thường. Họ canh thời gian dễ lây lan bệnh cúm là từ tháng 11 đến tháng 4, thì sẽ nghiên cứu bào chế văcxin ngay từ giữa năm để tháng 9, tháng 10 đã có cho người uống.

Trường hợp cúm lợn H1N1 mà thế giới đang báo động hiện nay sẽ khiến các nhà khoa học đầu ngành trên toàn thế giới cùng quan tâm, nghiên cứu. Khoảng sau một hoặc hai tuần, họ sẽ giải trình tự gene để có chủng không độc tính (hiểu nôm na là những con virus không độc, có thể tạo thành văcxin và tiêm vào người để ngừa dịch cúm lợn).

Cả hai cách nghiên cứu đón đầu theo mùa và nghiên cứu khi có đại dịch như nói trên, giới nghiên cứu nước ta vẫn chưa tiếp cận tốt. Việt Nam vẫn có những nghiên cứu văc xin cúm nhưng hầu hết những nghiên cứu này chỉ dừng ở mức tiếp cận: “Các nhà khoa học ở ta có kỹ thuật nghiên cứu hiện đại, nhưng chưa thể ứng dụng vào thực tế được!”, bà Nga nói.

Cũng nói về văcxin cúm, giáo sư Nguyễn Văn Thanh khuyến cáo, nghiên cứu quy trình tạo virus cúm cần đặc biệt lưu ý vấn đề an toàn sinh học. Văcxin thực sự là vũ khí sinh học có tính chất hiểm nguy như con dao hai lưỡi. Nghiên cứu thành công sẽ giảm độc lực nhưng không ít trường không giảm. Thí nghiệm trên chuột thành công nhưng trên gà vịt lại bị chết và chưa chắc đã an toàn cho con người.
Từ khóa liên quan:

y học

sức khỏe

virus

cúm

h1n1

cúm lợn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News