Việt Nam có quan sát được Mặt trăng máu tối 27/11?
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa.
Thời tiết thuận lợi để quát sát Trăng máu tối 27/11
Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), ngày 27/11, Mặt trăng sẽ nằm ở phía đối diện của Trái đất so với Mặt trời và mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 19:17 giờ Việt Nam. Kỳ trăng tròn này được các bộ lạc thổ dân châu Mỹ thời kỳ đầu gọi là Trăng Hải Ly vì đây là thời điểm trong năm để đặt bẫy hải ly trước khi các đầm lầy và sông ngòi đóng băng. Nó còn được gọi là Trăng Sương Giá và Trăng Đen.
Mặt trăng chuyển màu đỏ hay còn gọi là Trăng máu là hiện tượng thiên văn kỳ thú.
Hiện tượng Trăng tròn xảy ra khi hành tinh Trái đất của chúng ta bị "kẹp" chính xác giữa Mặt trời và Mặt trăng. Sự liên kết độc đáo này đảm bảo toàn bộ bề mặt của Mặt trăng đối diện với chúng ta sẽ sáng lấp lánh dưới ánh sáng Mặt trời. Và nhờ vào quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái đất, góc của ánh sáng Mặt trời chiếu vào bề mặt Mặt trăng và bị phản xạ trở lại hành tinh của chúng ta sẽ thay đổi, tạo ra các pha Mặt trăng khác nhau.
Mặc dù Trăng tròn chỉ xảy ra vào thời điểm chính xác khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời tạo thành sự thẳng hàng hoàn hảo, nhưng trong mắt chúng ta, Mặt trăng có vẻ tròn trong khoảng ba ngày. Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt trăng đi vào hình chóp bóng của Trái đất, đối diện với Mặt trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn.
Điều kiện thời tiết được coi là yếu tố quyết định đến việc quan sát. Nhiều khu vực trên cả nước từng bỏ lỡ những lần quan sát Trăng máu do điều kiện mây mù, mưa dông. Tuy nhiên lần này, việc quan sát Trăng máu được nhận định khá thuận lợi trên cả nước.
Theo đó, thời tiết ngày 27/11 ở miền Bắc có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét. Đến tối 27/11 mưa lớn ở miền Trung cũng bắt đầu giảm dần trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to.
Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát hoàn toàn bằng mắt thường, thú vị hơn nếu có sự hỗ trợ của ống nhòm hoặc kính thiên văn. Cùng với việc quan sát thời tiết, người xem cũng nên chọn những địa điểm thoáng đãng, có tầm nhìn rộng về phía Đông, chọn nơi ít ánh sáng đèn và ô nhiễm không khí.
Lịch Trăng tròn năm 2024
Theo Hội Thiên văn Hà Nội, Mặt trăng mọc từ nửa phía đông đường chân trời và lặn ở nửa phía tây do hiện tượng tự quay của Trái đất là hiện tượng Trăng tròn. Năm 2024, lịch Trăng tròn là các ngày 25/1, 24/2, 25/3, 23/4, 23/5, 21/6, 21/7, 19/8, 17/9, 17/10, 15/11, 15/12. Mỗi dịp Trăng tròn khác nhau đều có tên gọi khác nhau. Những cái tên này chủ yếu bắt nguồn từ sự kết hợp giữa các sự kiện quan sát, văn hóa, nông nghiệp và tự nhiên về Mặt trăng, nhằm mục đích cho phép con người không chỉ dự đoán những thay đổi theo mùa mà còn theo dõi thời gian trôi qua.
Siêu trăng là thuật ngữ được dành riêng cho Trăng tròn trùng với cận điểm của Mặt trăng, là điểm gần nhất của Mặt trăng với Trái đất trong quỹ đạo của nó. Sự gần gũi này làm cho Trăng tròn lớn và sáng bất thường. Để Trăng tròn nhận được thẻ Siêu Trăng, nó phải ở trong khoảng 90% khoảng cách gần Trái đất.
Trăng xanh là Trăng tròn thứ hai trong một tháng trải qua hai Trăng tròn. Hiện tượng này xuất hiện trên bầu trời của chúng ta khoảng 2,7 năm một lần. Mặc dù thuật ngữ này gợi ý một màu sắc nhưng Mặt trăng xanh không thực sự có màu xanh. Rất hiếm khi, các điều kiện khí quyển như các vụ phun trào núi lửa gần đây có thể khiến Mặt trăng có màu hơi xanh, nhưng màu sắc này không gắn liền với thuật ngữ này.
Trăng thu hoạch là Trăng rằm gần nhất với ngày thu phân hàng năm, thường là vào tháng 9, Trăng thu hoạch thường nổi tiếng với tông màu cam riêng biệt. Trăng tròn này mọc gần lúc hoàng hôn và lặn gần lúc Mặt trời mọc, mang lại ánh trăng sáng kéo dài nhiều giờ. Trăng thu hoạch xảy ra gần nhất vào ngày 29/09/2023 vừa qua.

Bức xạ Cherenkov có thể khiến các hạt chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng?
"Vụ nổ ánh sáng", còn gọi là bức xạ Cherenkov, là một loại bức xạ điện từ có bước sóng ngắn chiếm ưu thế, biểu hiện chủ yếu dưới dạng tia sáng xanh.

Những "quả bom nguyên tử" lớn nhất vũ trụ
Siêu tân tinh là vụ nổ phát ra năng lượng khổng lồ và độ sáng làm lu mờ cả thiên hà với chứa vài trăm tỷ ngôi sao.

Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ như thế nào?
Siêu đám Laniakea, còn được gọi là "Siêu đám Thiên hà Laniakea" hoặc "Siêu đám SCI", là một siêu đám chứa Dải Ngân hà và khoảng 100.000 thiên hà khác.

Hàng trăm ngôi sao biến mất không dấu vết, chúng đã đi đâu?
Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nhưng không một ai dám chắc những ngôi sao đã biến mất thế nào, và giờ chúng đang ở đâu.

Có vô số ngôi sao trên trời, chúng được đặt tên và nhận dạng như thế nào?
Có rất nhiều ngôi sao có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm, nhưng qua nhiều thế kỷ, các nhà thiên văn học đã nghĩ ra cách để nhận ra chúng một cách độc đáo.

30 năm trước NASA vô tình chụp được hành tinh khác đang "sống"?
Các nhà khoa học Mỹ đã lật lại bộ dữ liệu từ tàu Magellan của NASA, chụp hơn 30 năm trước và chỉ ra bằng chứng ngạc nhiên cho thấy một hành tinh khác của hệ Mặt Trời vẫn đang hoạt động địa chất.
