Việt Nam tạo chủng gốc sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi ở lợn

Bộ chủng giống vi khuẩn được phân lập tại Việt Nam, xây dựng thành quy trình phục vụ cho sản xuất vắc xin.

Công ty cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Marphavet đã nghiên cứu tạo thành công giống gốc vi khuẩn đưa vào sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi ở lợn.

Hiện nhóm nghiên cứu đã tạo được bộ chủng giống vi khuẩn đạt yêu cầu về tính vô trùng, thuần khiết, đại diện, an toàn, hiệu lực... phục vụ cho công tác sản xuất vắc xin.

Các quy trình liên quan đến chủng giống như quy trình sử dụng giống, quy trình bảo quản giống, quy trình kiểm định giống đối với các vi khuẩn trên được xây dựng và đưa vào ứng dụng.

Đây là kết quả của đề tài thuộc dự án "Công nghệ sản xuất vắc xin đa giá phòng ba bệnh viêm phổi phổ biến ở lợn" thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, thực hiện từ năm 2016-2018.


Chủng vi khuẩn được đựng trong bình nuôi cấy.

Để tạo được chủng gốc, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu bệnh phẩm điển hình từ lợn nghi mắc bệnh viêm phổi. Từ đó nghiên cứu tạo giống gốc vi khuẩn, phối trộn kháng nguyên đơn giữa các chủng, sản xuất vắc xin đa giá phòng các bệnh viêm phổi cho lợn.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được môi trường thích hợp cho nhân giống, chọn lọc phương pháp nhân giống, xác định các chỉ tiêu vật lý, mật độ... của giống sơ cấp và thứ cấp.


Bình lên men sục khí vi khuẩn. (Ảnh: TH).

Đơn vị chủ trì đang nghiên cứu phối trộn các loại kháng nguyên của ba loại vi khuẩn gây bệnh suyễn lợn, viêm phổi - màng phổi, liên cầu khuẩn ở lợn và đánh giá hiệu lực của vắc xin đa giá vô hoạt nhũ dầu trên động vật thí nghiệm.

Bệnh viêm phổi, màng phổi do vi khuẩn gây ra có độc lực khác nhau, thường gây tổn thương nghiêm trọng ở phổi lợn. Bệnh có thể xảy ra trên lợn từ lúc cai sữa đến khi trưởng thành, ảnh hưởng đến năng suất, giảm tỷ lệ tăng trọng và tăng tỷ lệ tiêu hao thức ăn. Ở thể cấp tính có thể khiến lợn chết.

Việc đầu tư nghiên cứu, sản xuất được vắc xin dựa trên chủng vi khuẩn được phân lập tại Việt Nam giúp cho việc sản xuất vắc xin thuận lợi hơn, chủ động được công tác tiêm phòng đại trà, hạn chế dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi gia súc trên toàn quốc.

Các chủng vi khuẩn đã được nghiên cứu thành công gồm: Mycoplasma hyopneumoniae, Actinobacillus pleuropneumoniae và Streptococcus suis.

  • Vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae để sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi địa phương ở lợn.
  • Vi khuẩn Actinobacillus pleuropneumoniae để sản xuất vắc xin phòng bệnh viêm phổi - màng phổi ở lợn.
  • Vi khuẩn Streptococcus suis để sản xuất vắc xin phòng bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News