Virus đậu mùa khỉ tiến hóa "thần tốc" nhanh gấp 12 lần thông thường
Một nghiên cứu mới công bố ngày 24/6 cho thấy, virus đậu mùa khỉ đột biến nhanh gấp 12 lần so với virus thông thường và có thể sẽ có một cuộc tiến hóa thần tốc.
Tính đến nay, virus này đã lây nhiễm cho hơn 3.500 người tại 48 quốc gia kể từ khi nó được phát hiện bên ngoài châu Phi và có thể đã sản sinh ra hàng chục biến thể mới.
Virus đậu mùa khỉ.
Theo một nghiên cứu mới được công bố ngày 24/6 trên tạp chí Nature Medicine, đã có tổng cộng 50 biến thể mới được sinh ra kể từ khi nó được phát hiện trong giai đoạn từ 2018-2019. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng, nó chỉ có thể tạo ra một đến 2 biến thể mỗi năm.
Bệnh đậu mùa khỉ là một căn bệnh hiếm gặp mà các nhà virus học nghĩ rằng, nó có thể lưu hành ở loài khỉ và loài gặm nhấm. Năm nay, đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ đã lan nhanh khắp châu Phi đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học và khiến cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bắt đầu cân nhắc xem liệu nó có được đưa vào danh sách tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu hay không.
Trong nghiên cứu mới này các nhà nghiên cứu viết, sự tặng vọt các biến thể của virus đậu mùa khỉ vượt quá mức độ thông thường khiến họ lo ngại. Dữ liệu của họ tiết lộ những đầu mối mới về sự tiến hóa của virus trong tương lai và sự thích nghi tiềm năng ở người.
Theo dòng lịch sử, bệnh đậu mùa khỉ được truyền từ người này sang người kia bằng các tiếp xúc gần qua da, qua chất lỏng trong cơ thể hoặc các chất bị nhiễm độc hoặc các giọt bắn trong không khí. Thế nhưng, với tốc độ lây nhiễm nhanh chưa từng thấy có thể đưa ra vài gợi ý về việc nó đã làm biến đổi vật thể chủ như thế nào và các biến thể này có thể là một nguyên nhân. Các biến thể này có thể là một trong số những biến thể đã từng bị chống trả và mang theo nhiều biến thể trong vòng đời ngắn ngủi của chúng.
Cho đến nay, một phương pháp điều trị trực tiếp vẫn chưa được thử nghiệm, nhưng các bác sỹ vẫn đang sử dụng các loại thuốc chống virus và kháng thể được trích xuất từ người miễn dịch với vắc xin đậu mùa khỉ để tiêm cho các bệnh nhân.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Giá trị dinh dưỡng của măng và ngộ độc măng
Măng là một thức ăn được nhân dân ta dùng rất phổ biến. Tuy vậy khi ăn măng tươi chúng ta cần chú ý đề phòng ngộ độc vì trong măng có một chất độc gọi là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thu

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư
Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Top 8 thực phẩm không nên ăn cùng tôm để tránh gây rắc rối cho sức khỏe
Tôm ít chất béo và protein cao gấp từ vài lần đến vài chục lần so với thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa. Tôm tốt là vậy, nhưng trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đừng ăn tôm với 8 thứ cấm kị này.
