Virus Ebola đang dần tiến hóa, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người dân Cộng hòa Congo
Loại virus Ebola mới này được gọi là Kivu Ebola – một biến thể từ Zaire Ebola. Tính đến tháng 7 năm nay, 2753 trường hợp nhiễm Kivu Ebola đã được xác nhận, cùng với đó là 1843 ca tử vong.
Ella Watson-Stryker, một nhà khoa học, đã tiết lộ rằng: "Khoảng một nửa số ca Ebola được ghi nhận tại đây không phải do lây nhiễm từ các nguồn đã xác định. Mặt khác, những người bị lây nhiễm Ebola từ người – người vẫn chưa xác định được nguồn gốc từ đâu".
Virus Ebola là một loài kí sinh trùng, kí sinh tại tế bào trong vật chủ. Ổ dịch bệnh phía Đông Cộng hòa Congo bùng phát từ khoảng 1 năm về trước, bắt nguồn từ một thị trấn tên Mangina, khi những vật chủ tự nhiên – nhiều khả năng là dơi – lây nhiễm virus sang con người qua đường máu.
Virus Ebola là một loài kí sinh trùng, kí sinh tại tế bào trong vật chủ.
Ebola có thể vượt qua hệ miễn dịch của con người một cách nhanh chóng. Khi đó, những triệu chứng ban đầu sẽ là: nôn mửa, tiêu chảy, ho, phát ban, xuất huyết, nấc… Từ đó, cái chết sẽ đến bất chợt trong những ngày tiếp theo, tùy vào thể trạng bệnh nhân và tần suất các cơn sốc.
Một loại vắc xin thử nghiệm cho virus Ebola đã được cung cấp cho hơn 175,000 người bản địa. Nhưng vẫn không thể ngăn cản loài virus chết người này mở rộng khu vực lây nhiễm. Theo tính toán của WHO, để kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh, cần đến hơn $200,000,000. Và số tiền đó hiện tại vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra gây quỹ.
Một loại vắc xin Ebola.
Đến thời điểm hiện tại, ổ dịch virus Kivu Ebola đã vượt qua chu kì tái tạo 18 giờ trong cơ thể con người hơn 1 năm. Vài nhà nghiên cứu bắt đầu đặt ra câu hỏi: Khi nào virus Ebola tiến hóa, hay virus Ebola đã và đang trong quá trình tiến hóa thành một loại kí sinh trùng nguy hiểm, đáng sợ hơn nữa? Đáng sợ nhất, Ebola có thể trở nên dễ lây lan hơn, từ đó con người lại càng khó kiểm soát nó hơn. Nghi vấn này mở đầu cho một tình trạng khẩn cấp mang tính toàn cầu.
Một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Kinshasa, cùng với những đồng nghiệp quốc tế, đã lấy các mẫu máu của những người thuộc ổ dịch Ebola tại Kivu để nghiên cứu bộ mã gen của virus Ebola. Kết quả cho thấy, virus Ebola tại đây đã biến đổi thành 4 dòng khác nhau. Pardis Sabeti, nhà khoa học chuyên về gen tại trường đại học Harvard, nói: "Nếu chúng ta để virus Ebola đủ thời gian để lây nhiễm từ người qua người. Những hệ lụy không thể lường trước được sẽ đến. Ebola còn có thể biến đổi như thế nào? E rằng sẽ không có bất kì câu trả lời tốt đẹp nào cho câu hỏi này".

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.
