Virus H7N9 có khả năng lây truyền trong không khí

Một nghiên cứu mới đây của Trung Quốc cho biết xuất hiện một mẫu virus cúm gia cầm H7N9 lây lan dễ dàng trong không khí giữa các con chồn sương. Đây là một phát hiện có ích trong việc nghiên cứu làm thế nào chủng virus này có thể lây lan ở người.

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm việc lây truyền của 5 mẫu H7N9, tất cả đều được lấy từ những người nhiễm chủng vi rút này.

Một số con chồn sương được cho nhiễm trực tiếp virus H7N9, và những con khác được nhốt trong lồng đặt gần đó để kiểm tra xem chúng có bị nhiễm bệnh chỉ đơn giản khi cùng hít thở một bầu không khí.

Kết quả là cả 5 mẫu H7N9 đều có thể lây lan trong không khí giữa các con chồn, nhưng có 4 mẫu không thực sự lây truyền một cách dễ dàng. Tuy nhiên, mẫu còn lại có khả năng lây lan rất tốt khi 100% các con chồn tiếp xúc với mẫu này trong không khí đều nhiễm bệnh.

Tiến sĩ Richard Webby, một chuyên gia về cúm gia cầm đến từ Bệnh viện Nghiên cứu trẻ em St Jude tại thành phố Memphis, Tennessee, người không tham gia trong nghiên cứu mới này nói rằng cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo về việc H7N9 lây truyền từ người sang người được xác minh.

Tuy nhiên, những phát hiện mới củng cố thêm bằng chứng cho thấy chủng vi-rút này có khả năng chỉ cần trải qua một vài đột biến di truyền để có thể lây lan từ người sang người.

Chủng virus cúm gia cầm H7N9 xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 2 và cho đến nay đã có 132 trường hợp nhiễm cúm với 43 ca tử vong.

TS Webby cho hay các nhà nghiên cứu biết rằng một chủng virus cúm dễ lây truyền từ người sang người cũng sẽ dễ dàng lây truyền giữa các con chồn sương. Trong nghiên cứu mới này, virus H7N9 mất 5-7 ngày để lây lan giữa các con chồn.

H7N9 được cho là lây truyền từ gia cầm (đặc biệt là gà) sang người. Do chủng virus này không gây ra những triệu chứng ở gà nên có thể khó khăn hơn để phát hiện những gia cầm nhiễm bệnh.

“Cách duy nhất mà chúng ta có để giảm sự lây nhiễm ở người và cơ hội để virus thích ứng với con người là giảm sự tiếp xúc giữa con người với các loài gia cầm nhiễm bệnh”, TS Webby cho biết.

Dịch cúm dường như đã được kiểm soát trong mùa hè này, không có thêm báo cáo về các trường hợp mới nhiễm H7N9 kể từ cuối tháng 5.

Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Science số ra giữa tháng 7.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News