Virus H7N9 "cực kỳ nguy hiểm" với con người

Số người tử vong vì cúm H7N9 tại Trung Quốc tăng đến 22, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo đây là một trong những virus nguy hiểm nhất mà các bác sĩ và nhà điều tra dịch tễ phải đối mặt trong những năm gần đây.

Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 24/4 tại Bắc Kinh, ông Keiji Fukuda, trợ lý Tổng giám đốc WHO phụ trách lĩnh vực y tế, an ninh và môi trường cho biết “Đây là loại virus cực kỳ nguy hiểm với loài người. Chúng tôi nghĩ virus này dễ lây từ gia cầm sang người hơn là virus H5N1”.

Gần 2 tháng sau khi trường hợp mắc cúm H7N9 đầu tiên tại Trung Quốc được phát hiện, số ca nhiễm virus này đã tăng lên gấp 2 lần so với các ca cúm H5N1 ở nước này trong suốt một thập kỷ qua.

Virus H7N9 cực kỳ nguy hiểm với con người
Virus H7N9 được tìm thấy trên gà, chim bồ câu, vịt,
chưa phát hiện trên các đàn chim di cư. (Ảnh: Albcoder)

Theo CNN, các chuyên gia sẽ tiếp tục điều tra để tìm hiểu nguồn bệnh. Trong khi đó, giới chức y tế Đài Loan cũng đã xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm H7N9 hiện trong tình trạng rất nặng. Đây là một người đàn ông 53 tuổi, đi lại thường xuyên giữa tỉnh Giang Tô, Trung Quốc và Đài Loan.

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Đài Loan, bệnh nhân này không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm hay chim trong thời gian ở Giang Tô và cũng không ăn gia cầm chưa nấu chín hay trứng. Ông Fukuda cho biết: “Diễn biến dịch vẫn hết sức phức tạp, khó khăn và đang có chiều hướng phát triển lên. Đến giờ vẫn chưa có bằng chứng cho thấy virus lây từ người sang người. Dù vậy, chúng ta cần cảnh giác, theo dõi sự lây lan cũng như đột biến của virus này”.

Một số chuyên gia cho rằng đã ghi nhận chiều hướng giảm số ca bệnh tại Thượng Hải sau khi các chợ gia cầm sống tại đây bị đóng cửa từ ngày 6/4. Các xét nghiệm đến nay cũng chưa phát hiện mẫu chim di cư nào dương tính với virus cúm H7N9. Virus này chỉ được tìm thấy trên gà, vịt và chim bồ câu tại các chợ bán gia cầm sống.

Tân hoa xã đưa tin, Viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc công bố báo cáo cho thấy virus cúm H7N9 ở người có một chuỗi gene tương tự như của H7N9 được tìm thấy ở gia cầm sống. Nó là sự kết hợp gene của các virus khác nhau. Trong virus này, 6 gene bên trong nó là từ virus cúm gia cầm H9N2, nhưng nguồn gốc của cả gene hemagglutinin (HA) và gene neuraminidase (NA) đều chưa được xác định rõ. Phát hiện này được hy vọng sẽ cung cấp những căn cứ quan trọng giúp phòng chống dịch hiệu quả.

Hiện số ca mắc chủng cúm H7N9 tại Trung Quốc là 108, tử vong 22. Bệnh nhân vẫn tập chung chủ yếu ở các tỉnh phía đông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News