Virus HIV có thể trốn trong tủy xương
Theo một nghiên cứu mới nhất tại Mỹ, virus gây bệnh AIDS có thể ẩn mình trong tủy xương, trốn tránh sự tấn công của các loại thuốc điều trị và “tái xuất” khi cơ thể hết thuốc. Và phát hiện quan trọng này sẽ mở ra hướng điều trị tốt hơn cho người bệnh.
Những tế bào máu bị virus HIV hủy hoại (màu trắng)
Phát hiện sự trốn tránh và tái xuất này được xem là bước đầu tiên nhưng được coi là nghiên cứu đáng giá hàng đầu trong nhiều năm qua. TS. Kathleen Collin, ĐH Michigan (Mỹ) và các cộng sự của bà công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Nature Medicine rằng virus HIV có thể trú ẩn rất lâu trong tế bào tủy xương mà những tế bào này sẽ trở thành tế bào máu.
“Virus này nằm im trong tế bào tủy xương nhưng khi các tế bào khởi thủy này phát triển thành tế bào máu, chúng sẽ tái xuất và gây ra tình trạng viêm nhiễm mới. Virus này sẽ tiêu diệt các tế bào máu và “nhảy” sang các tế bào lành khác, tiếp tục “tác quái””, bà Collin giải thích.
Trong những năm gần đây, thuốc điều trị AIDS đã giúp giảm tỉ lệ tử vong rõ nét nhưng bệnh nhân cần uống thuốc suốt đời hoặc sẽ bị tái phát bệnh. Có một tình trạng là chỉ khi uống thuốc, virus mới bị khống chế, còn ngừng thuốc là bệnh lại trỗi dậy. Thủ phạm của tình trạng này có thể là tế bào máu non có tên macrophages. Một loại tế bào khác có liên quan là tế bào T (bạch cầu) và nghiên cứu đã tập trung vào những tế bào này.
Mặc dù những phát hiện trên không thể giải thích cho sự gia tăng của virus HIV trong tất cả các trường hợp nhưng nó cho thấy có những yếu tố cần phải lưu tâm và điều này đã khiến bà Collin tập trung nghiên cứu tế bào tạo máu. Và những phát hiện này đặc biệt quan trọng vì nó cho thấy vì sao bệnh nhân sẽ phải tiếp tục uống thuốc sau khi sự viêm nhiễm tưởng như đã chấm dứt.
“Tôi không biết có bao nhiêu người nhận ra rằng mặc dù thuốc điều trị AIDS giúp giảm tỉ lệ tử vong nhưng vẫn còn rất xa để đạt được cái đích là chữa khỏi bệnh. Điều này đồng nghĩa rằng chỉ cần ngừng thuốc là năm tháng cuộc đời sẽ bị rút ngắn nhanh chóng”, bà Collin nói.
Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Mỹ, Quỹ Burroughs Wellcome, ĐH Michigan, Hội ái hữu Rackham Predoctoral, Quỹ Khoa học Mỹ và Hội ái hữu Bernard Mass tài trợ.

Những lý do nên dùng cà chua
Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người
Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Con cái “giống” bố hay mẹ?
Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
