Voi ma mút hóa ra là món ăn chính của người tiền sử Bắc Mỹ

Một nghiên cứu khoa học mới đây đã hé lộ bằng chứng về chế độ ăn uống của những người tiền sử sống ở Bắc Mỹ trong Kỷ Băng hà cuối cùng, với một phát hiện thú vị: voi ma mút là thực phẩm chủ yếu trong khẩu phần ăn của họ.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Science Advances ngày 4-12, dựa trên phân tích hóa học từ bộ xương của một đứa trẻ 18 tháng tuổi, được tìm thấy tại phía Nam Montana (Mỹ). Vì khi qua đời, đứa trẻ vẫn còn bú mẹ, các hóa chất trong xương của bé đã phản ánh chế độ ăn uống của người mẹ thông qua sữa.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chế độ ăn của người mẹ chủ yếu là thịt từ các loài động vật khổng lồ, với voi ma mút là nguồn thực phẩm chính.

Voi ma mút hóa ra là món ăn chính của người tiền sử Bắc Mỹ
Voi ma mút là thực phẩm chủ yếu trong khẩu phần ăn của người tiền sử Bắc Mỹ - (Ảnh minh họa: AFP).

Theo nghiên cứu, thịt từ các loài động vật khổng lồ chiếm tới 96% khẩu phần ăn của người mẹ, trong đó voi ma mút chiếm khoảng 40%. Các loài động vật khác bao gồm nai, bò rừng, lạc đà và ngựa, trong khi thực vật và động vật nhỏ chỉ đóng góp một phần rất nhỏ.

Nhà khảo cổ học James Chatters từ Applied Paleoscience (Washington) cho biết: "Các loài động vật khổng lồ, đặc biệt là voi ma mút Columbian, cung cấp một nguồn thực phẩm khổng lồ và chất béo giàu năng lượng. Một con voi có thể cung cấp đủ thức ăn cho một cộng đồng phụ nữ, trẻ em và những người già yếu trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần, trong khi các thợ săn đi tìm con mồi tiếp theo".

Voi ma mút Columbian, họ hàng của loài voi hiện đại, có chiều cao lên tới 4m và nặng đến 11 tấn. Người mẹ và đứa trẻ trong nghiên cứu thuộc nền văn hóa Clovis, một cộng đồng thợ săn du mục sống cách đây khoảng 13.000 năm. Cộng đồng này nổi bật với các công cụ săn bắn, đặc biệt là mũi lao lớn bằng đá, giúp họ săn được những loài động vật khổng lồ.

Nghiên cứu trên không chỉ củng cố giả thuyết rằng người Clovis chủ yếu săn các loài động vật lớn và không chú trọng đến việc thu thập thực vật hay săn động vật nhỏ, mà còn giải thích lý do tại sao họ có thể phát triển nhanh chóng khắp Bắc và Nam Mỹ trong vài thế kỷ. Chính chiến lược săn bắt này giúp họ di chuyển theo các đàn thú, mở rộng phạm vi sinh sống của mình.

Ông Ben Potter, nhà khảo cổ học tại Đại học Alaska Fairbanks và đồng tác giả của nghiên cứu, cho rằng: "Kết quả nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự tuyệt chủng của các loài động vật khổng lồ vào cuối Kỷ Băng Hà, đồng thời cho thấy con người có thể đã đóng một vai trò quan trọng hơn so với những gì chúng ta từng nghĩ".

Vào cuối Kỷ Băng Hà, khi khí hậu ấm lên khiến môi trường sống của voi ma mút và các loài động vật khổng lồ khác bị thu hẹp, người Clovis đã gặp phải những con mồi chưa quen với sự hiện diện của con người, tạo điều kiện cho việc săn bắn trở nên dễ dàng hơn.

Ông Chatters giải thích: "Người Clovis là những thợ săn rất tinh vi, kỹ năng của họ được tôi luyện qua hàng nghìn năm săn bắt động vật khổng lồ ở các đồng cỏ từ Đông Âu đến vùng lãnh thổ Yukon (Canada). Khi họ đến Bắc Mỹ, các loài động vật không quen với con người, khiến việc săn bắn trở nên dễ dàng hơn và góp phần vào sự căng thẳng sinh thái, dẫn đến khả năng tuyệt chủng cao hơn".

Tất cả những phát hiện này đều phù hợp với các bằng chứng khảo cổ học trước đó, khi người ta phát hiện rằng các công cụ Clovis thường xuyên gắn liền với xương của các loài động vật khổng lồ, đặc biệt là các loài mà họ săn được.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện loại rượu lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

Phát hiện loại rượu lâu đời nhất thế giới ở Trung Quốc

Những mảnh gốm 10.000 năm tuổi thuộc nền văn hóa Shangshan bên bờ Dương Tử đã lưu lại dấu tích của một loại rượu cổ xưa.

Đăng ngày: 12/12/2024
Các nhà khoa học sử dụng máy quét để nghiên cứu xác ướp Ai Cập và tìm lời giải cho bí ẩn suốt 3.000 năm!

Các nhà khoa học sử dụng máy quét để nghiên cứu xác ướp Ai Cập và tìm lời giải cho bí ẩn suốt 3.000 năm!

Gần đây, nhờ công nghệ quét tiên tiến, các nhà khoa học Mỹ đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn xung quanh xác ướp Meresamun – một nữ tu sĩ Ai Cập cổ đại sống cách đây hơn 3.000 năm.

Đăng ngày: 12/12/2024
Bí ẩn bức tượng bằng đá trắng đội vương miện được cho là nữ hoàng Cleopatra

Bí ẩn bức tượng bằng đá trắng đội vương miện được cho là nữ hoàng Cleopatra

Một bức tượng nhỏ của một phụ nữ đội vương miện hoàng gia có thể mô tả nữ hoàng Cleopatra VII, một nhà khảo cổ học cho biết.

Đăng ngày: 12/12/2024
Kho báu được tìm thấy dưới nền Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn chấn động

Kho báu được tìm thấy dưới nền Nhà thờ Đức Bà Paris sau vụ hỏa hoạn chấn động

Sau vụ hỏa hoạn Nhà thờ Đức Bà Paris, các nhà khảo cổ được phép tìm kiếm bên dưới di tích và những hiện vật họ khai quật đã làm sáng tỏ thêm lịch sử của một trong những biểu tượng của nước Pháp.

Đăng ngày: 11/12/2024
Đồng xu cổ quý hiếm được bán với giá kỷ lục gần 2,1 triệu USD

Đồng xu cổ quý hiếm được bán với giá kỷ lục gần 2,1 triệu USD

Ngày 9/12, một đồng xu La Mã cổ khắc chân dung Brutus - viên tướng thân cận và cũng là người chủ mưu trong vụ ám sát Hoàng đế Julius Caesar - được bán với mức giá kỷ lục 1,98 triệu Euro.

Đăng ngày: 11/12/2024
Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Chiếc khiên 1.800 năm tuổi hé lộ thời huy hoàng của đế chế La Mã

Một tấm khiên được làm bằng gỗ và da có niên đại khoảng năm 250 sau Công nguyên là một trong số ít những hiện vật thời La Mã hoàn chỉnh từng được tìm thấy.

Đăng ngày: 11/12/2024
Hé lộ bí mật quan trọng về quá trình tiến hóa của loài người

Hé lộ bí mật quan trọng về quá trình tiến hóa của loài người

Một số hóa thạch người có niên đại 300.000 năm tuổi được phát hiện ở động Hoa Long ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, đã được xác định là loài người cổ xưa nhất ở Đông Á tiến hóa thành người tinh khôn.

Đăng ngày: 10/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News