Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?

Vụ phóng tên lửa SLS trong nhiệm vụ Mặt trăng Artemis I của NASA gây ra tiếng ồn lớn hơn còi xe cứu thương ở khoảng cách 5km.


 (Video: Bob Jacobs)

Theo nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí JASA Express Letters, vụ phóng bộ đôi tên lửa Hệ thống Phóng Không gian (SLS) và tàu vũ trụ Orion trong nhiệm vụ Mặt trăng Artemis I của NASA đã tạo ra âm thanh lớn hơn nhiều so với dự đoán, Space hôm 18/2 đưa tin. Nhóm chuyên gia nghiên cứu độ ồn ghi nhận từ 5 micro lắp đặt trong khoảng 1,5 - 5,2km từ Bệ phóng 39B tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy, bang Florida. Độ ồn ở mỗi micro đều vượt quá mức được dự đoán.

Động cơ tên lửa tạo ra âm thanh răng rắc do sóng xung kích sinh ra từ các ngưỡng áp suất âm thanh mạnh. Theo đồng tác giả nghiên cứu mới Whitney Coyle, độ ồn của Artemis I ở 5 km có tiếng răng rắc lớn gấp khoảng 40 triệu lần so với một bát ngũ cốc Rice Krispies. Ở khoảng cách này, độ ồn là 129 dB - lớn hơn tiếng còi xe cứu thương hay tiếng cưa máy, đủ để gây hại thính giác.

Độ ồn trên 85 dB có thể dẫn đến mất thính giác vĩnh viễn khi tiếp xúc kéo dài, theo Trung tâm Thính lực Cao cấp thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ. Vụ phóng Artemis I chỉ kéo dài vài phút và lần phóng SLS tiếp theo còn ít nhất một năm nữa mới diễn ra.

Một trong những lý do khiến vụ phóng Artemis I tạo tiếng ồn lớn như vậy là sức đẩy cực mạnh của SLS - tên lửa mạnh nhất thế giới từng phóng. Tên lửa cao 98 m này có hai bộ đẩy rắn, kết hợp với tầng lõi tạo ra sức đẩy khoảng 4.000 tấn khi cất cánh.

Vụ phóng tên lửa mạnh nhất thế giới ồn đến mức nào?
Tiếng ồn của vụ phóng Artemis I ở cách xa khoảng 5km.

Các kỹ sư NASA đoán trước vụ phóng SLS sẽ rất ồn nên đã đổ 1.700.000 lít nước lên bệ phóng để làm giảm âm thanh. Tuy nhiên, SLS vẫn gây ồn vượt mức mà NASA dự đoán trong một đánh giá sơ bộ trước đó. Tiếng ồn cách địa điểm phóng khoảng 5km cao hơn gần 20 dB so với dự kiến.

"Nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để hiểu mọi thứ về quá trình tiếng ồn của tên lửa được tạo ra, lan truyền và cảm nhận", nhà vật lý Kent Gee tại Đại học Brigham Young, tác giả chính của nghiên cứu, nhận định.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ Progress bị thủng của Nga vừa lao xuống Thái Bình Dương

Tàu vũ trụ chở hàng Progress MS-21, là con tàu thứ 2 của Nga bị hư hại trong vài tháng qua, đã được xử lý bằng cách cho quay về Trái Đất tự sát một cách an toàn.

Đăng ngày: 20/02/2023
Kính viễn vọng ghi lại được hình ảnh mới khác lạ của Mặt trời

Kính viễn vọng ghi lại được hình ảnh mới khác lạ của Mặt trời

Bộ ba kính viễn vọng đã chụp được một góc nhìn mới về Mặt trời, ghi lại ánh sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được của ngôi sao này.

Đăng ngày: 20/02/2023
Đi tìm sự sống trên hàng trăm mặt trăng trong Hệ Mặt trời

Đi tìm sự sống trên hàng trăm mặt trăng trong Hệ Mặt trời

Có sự sống trên các mặt trăng băng giá của hệ Mặt trời không? Theo nhà nghiên cứu Dirk Schulze-Makuch, thì những nơi cực đoan trên Trái đất có thể chứa manh mối tìm ra câu trả lời.

Đăng ngày: 19/02/2023
Xây dựng thang máy đưa con người vào vũ trụ: Giấc mơ không còn quá xa!

Xây dựng thang máy đưa con người vào vũ trụ: Giấc mơ không còn quá xa!

Một chiếc thang máy vũ trụ đưa chúng ta từ Trái đất ra ngoài không gian có lẽ sẽ không chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.

Đăng ngày: 18/02/2023
Liệu có thể bắn đạn xuyên qua sao Mộc không?

Liệu có thể bắn đạn xuyên qua sao Mộc không?

Sao Mộc là một trong những hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt trời, nó có kích thước lớn gấp nhiều lần so với Trái đất và bao quanh nó là một lớp khí dày. Do vậy, đi xuyên qua sao Mộc không hề dễ dàng.

Đăng ngày: 18/02/2023
Nơi nào có nhiều vàng nhất trong Hệ Mặt trời?

Nơi nào có nhiều vàng nhất trong Hệ Mặt trời?

Bạn đã bao giờ nhìn thấy một hành tinh đầy vàng chưa? Nó không chỉ tồn tại mà còn ở rất gần Trái đất, thậm chí chúng ta còn hy vọng có thể khai thác những mỏ vàng ở đó.

Đăng ngày: 18/02/2023
Tìm thấy mảnh thiên thạch từ tiểu hành tinh đâm xuống Trái đất

Tìm thấy mảnh thiên thạch từ tiểu hành tinh đâm xuống Trái đất

Tình nguyện viên 18 tuổi Loïs Leblanc phát hiện mảnh thiên thạch vỡ ra từ tiểu hành tinh 2023 CX1 (Sar2667) trong lúc tìm kiếm ở phía bắc Rouen, Pháp.

Đăng ngày: 18/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News