Vụ va chạm nguy hiểm suýt xảy ra trên quỹ đạo Trái đất

Hai vật thể có kích thước lớn suýt chút nữa đâm sầm vào nhau dưới sự quan sát của vệ tinh, làm dấy lên mối lo ngại về rác vũ trụ.

Vụ va chạm khủng khiếp suýt chút nữa đã xảy ra

Ngày 22/9, Leolabs, một đơn vị chuyên theo dõi vệ tinh và các vật thể trên quỹ đạo, đã phát hiện thấy một vụ va chạm nguy hiểm, xảy ra giữa 2 vật thể có kích thước lớn ngay tại quỹ đạo tầm thấp của Trái đất.

Vụ va chạm nguy hiểm suýt xảy ra trên quỹ đạo Trái đất
Vụ va chạm nguy hiểm suýt xảy ra trên quỹ đạo Trái đất. (Ảnh: Getty).

Leolabs xác định một vật thể là Cosmos 807, trọng tải nặng 400kg được Liên Xô phóng vào năm 1976. Vật thể còn lại là tầng tên lửa Trường Chinh 4C của Trung Quốc, nặng khoảng 2.000 kg, được phóng cách đây 5 năm.

Mỗi vật thể di chuyển với tốc độ khoảng 7,5 km/giây, và bay sượt qua nhau ở khoảng cách chỉ 36 mét, với xác suất va chạm là 0,1%, hay một phần nghìn.

Các chuyên gia tại Leolabs cho rằng với tốc độ và kích thước của vật thể, một vụ tai nạn nếu như xảy ra, có thể có thể đe dọa các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS hoặc Trạm vũ trụ Tiangong của Trung Quốc.

Năng lượng từ vụ nổ cũng sẽ phóng ra khoảng 3.000 mảnh vụn trên khắp quỹ đạo Trái đất tầm thấp, gây ra nhiều hệ lụy cho các sứ mệnh không gian trong tương lai.

Một báo cáo gần đây của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) lưu ý rằng mặc dù các biện pháp nhằm giảm thiểu rác thải không gian đang được triển khai, nhưng hàng ngàn mảnh vỡ hiện có trên quỹ đạo vẫn khiến các sứ mệnh không gian gặp nhiều rủi ro.

Tháng 6/2021, rác không gian từng đâm thủng cánh tay robot của Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Trước đó, vào tháng 2/2009, một tàu vũ trụ đã ngừng hoạt động của Nga đâm vào tàu vũ trụ thương mại Iridium đang hoạt động của Mỹ.

Vụ va chạm khiến hai tàu vũ trụ bị phá hủy hoàn toàn đồng thời tạo ra hơn 2.300 mảnh rác vũ trụ lớn.

Có bao nhiêu rác trong vũ trụ?

Vụ va chạm nguy hiểm suýt xảy ra trên quỹ đạo Trái đất
Minh họa các mảnh vỡ trên quỹ đạo quanh Trái đất. (Ảnh: Getty Images).

Theo ESA, nhân loại đã phóng khoảng 12.170 vệ tinh kể từ năm 1957 và 7.630 vệ tinh trong số đó vẫn còn trên quỹ đạo ngày nay, nhưng chỉ có khoảng 4.700 còn hoạt động.

Điều đó có nghĩa là có gần 3.000 tàu vũ trụ không còn hoạt động vẫn đang bay quanh Trái đất với tốc độ khủng khiếp cùng với những mảnh vỡ lớn và nguy hiểm như thân tên lửa ở tầng trên.

Một báo cáo của NASA thì cho rằng, có ít nhất 26.000 mảnh rác thải vũ trụ quay quanh Trái đất có kích thước bằng một quả bóng mềm - đủ lớn để phá hủy một vệ tinh.

Hơn 500.000 mảnh vỡ lớn bằng đá cẩm thạch - có khả năng làm hỏng tàu vũ trụ, trong khi hơn 100 triệu mảnh bé có thể làm thủng đồ bảo hộ trong không gian.

Các tàu vũ trụ cũng đã từng va chạm với nhau trên quỹ đạo. Sự cố nổi tiếng nhất xảy ra vào tháng 2 năm 2009, khi vệ tinh Kosmos 2251 không còn hoạt động của Nga đâm vào tàu liên lạc Iridium 33 đang hoạt động, tạo ra gần 2.000 mảnh vỡ lớn hơn một quả bóng mềm.

Các nhà khai thác thường lựa chọn phương án loại bỏ khi một vệ tinh hết thời hạn sử dụng, thay vì chi thêm tiền để đẩy nó vào "vùng an toàn". Vì thế rác trong vũ trụ ngày càng tăng lên với số lượng khổng lồ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Photon tối: Chìa khóa để làm sáng tỏ bí ẩn vật chất tối?

Photon tối: Chìa khóa để làm sáng tỏ bí ẩn vật chất tối?

Những hiểu biết mới về vật chất tối xuất hiện khi các nhà nghiên cứu khám phá giả thuyết về " photon tối", và điều này đã đưa ra những thách thức nhất định cho giả thuyết mô hình chuẩn.

Đăng ngày: 23/09/2023
Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng

Chandrayaan-3 của Ấn Độ mất liên lạc sau đêm lạnh giá trên Mặt trăng

Ấn Độ hy vọng sẽ lấy lại được liên lạc với sứ mệnh Chandrayaan-3, hiện tại cả tàu đổ bộ và tàu thám hiểm đều không có dấu hiệu của sự sống.

Đăng ngày: 23/09/2023
Phát hiện “xương sống” của sinh vật trên mặt trăng sao Mộc

Phát hiện “xương sống” của sinh vật trên mặt trăng sao Mộc

Siêu kính viễn vọng James Webb đã có phát hiện " vàng" khi soi kỹ mặt trăng Sao Mộc Europa, một trong những nơi mà NASA tin tưởng nhất về khả năng có sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 23/09/2023
Chiêm ngưỡng hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời từ cuối tuần này

Chiêm ngưỡng hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt trời từ cuối tuần này

Còn được gọi là " hành tinh nhanh" vì quỹ đạo quay nhanh kéo dài 88 ngày quanh Mặt trời, sao Thủy quay quanh rất gần Trái đất đến nỗi nó hầu như luôn bị khuất trong ánh sáng chói của Mặt trời.

Đăng ngày: 23/09/2023
Quỹ đạo kỳ lạ của một ngôi sao quanh lỗ đen một lần nữa chứng minh Einstein đã đúng

Quỹ đạo kỳ lạ của một ngôi sao quanh lỗ đen một lần nữa chứng minh Einstein đã đúng

Thuyết tương đối rộng của Albert Einstein tiếp tục chứng minh giá trị của mình, 108 năm sau thời điểm được công bố chính thức.

Đăng ngày: 23/09/2023
Tàu NASA lần đầu bay qua cơn phun trào dữ dội trên Mặt trời

Tàu NASA lần đầu bay qua cơn phun trào dữ dội trên Mặt trời

Tàu thăm dò Parker của NASA trở thành tàu vũ trụ đầu tiên bay qua cơn phun trào vành nhật hoa (CME) từ Mặt trời và ghi lại toàn bộ sự kiện bằng camera.

Đăng ngày: 23/09/2023
Khi Trái đất rời xa Mặt trời thì nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào?

Khi Trái đất rời xa Mặt trời thì nhiệt độ sẽ thay đổi như thế nào?

Trái đất, ngôi nhà quen thuộc của chúng ta, không ngừng quay quanh Mặt trời, tạo nên khung cảnh kỳ diệu của sự chuyển mùa.

Đăng ngày: 22/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News