Vừa hứng siêu bão, Nhật Bản lại bị động đất "nuốt chửng" nhà cửa, xới tung đường sá

Một chiến dịch cứu hộ quy mô lớn đã được triển khai trên đảo Hokkaido sau khi một trận động đất mạnh 6,7 độ Richter gây ra tình trạng sạt lở đất, nuốt chửng nhiều nhà cửa, làm bị thương và khiến nhiều người mắc kẹt bên trong.

Trận động đất 6,7 độ Richter xảy ra vào 3h sáng 6/9 (giờ địa phương). Theo hình ảnh được đài truyền hình NHK ghi nhận, hiện tượng sạt lở đất chôn vùi nhà cửa sau động đất đã khiến thị trấn Atsumi bị phá hủy một phần.

Ít nhất 10 người đã được đưa tới bệnh viện chữa trị, trong khi 19 người mất tích và được cho là vẫn mắc kẹt trong đống đổ nát.


Nhà cửa đổ nghiêng, đường sá bị xới tung sau động đất. (Ảnh: AP).

Tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 120 người bị thương trong vụ động đất. Vụ động đất cũng khiến gần 3 triệu ngôi nhà mất điện. Công ty Điện Hokkaido thông báo các nhà máy nhiệt điện đã ngừng hoạt động. Công ty đang khẩn trương khắc phục hậu quả.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết một trung tâm xử lý khủng hoảng đã được thành lập và trấn an người dân rằng lực lượng cứu hộ sẽ nỗ lực hết mình, làm mọi thứ để cứu sống mạng người. Để giải quyết khủng hoảng, 21.000 binh sĩ lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã được huy động thêm.


Nhà cửa đổ sập sau động đất rạng sáng 6/9 tại Hokkaido. (Ảnh: AP).

Nhật Bản vừa hứng chịu hậu quả nặng nề sau khi cơn bão Jebi cướp đi sinh mạng của 11 người và khiến hàng trăm người bị thương, hàng nghìn du khách bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Kansai.

Bão Jebi là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền Tây Nhật Bản trong 25 năm qua. Hơn 1,2 triệu người đã được khuyến cáo sơ tán khi bão Jebi đổ bộ vào khu vực Kansai, trung tâm công nghiệp của Nhật Bản. Truyền thông địa phương đưa tin khoảng 16.000 người đã phải qua đêm ở các khu vực tạm trú.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News