Vùng biển ở Mỹ có nước lạnh 12 độ C dù trời nắng nóng gay gắt, lý do là gì?

Nhiệt độ nước biển ở một vùng biển ở Mỹ vẫn ở mức rất thấp, chỉ 12 độ C, trong khi trời nắng nóng gay gắt, nhiệt độ không khí lên gần 40 độ C. Hiện tượng này là do đâu?

Khi du khách đến vùng Bờ biển Jersey (bang New Jersey, Mỹ) và định xuống biển tắm (biển ở đây chính là Đại Tây Dương), các nhân viên cứu hộ sẽ nhắc ngay rằng phải cẩn thận. Lý do là vì nước biển ở đây rất lạnh, chỉ 12oC.

Trong khi đó, chỉ cách bờ biển 2 tòa nhà, trời đang rất nóng, ai cũng toát mồ hôi, nhiệt độ không khí từ 35 - 38oC (nắng nóng đến nắng nóng gay gắt).

Joe Bongiovanni, người giám sát an toàn bãi biển, cho biết, nhiệt độ nước biển ở đây luôn lạnh như vậy gần như trong suốt các đợt nắng nóng, cùng lắm cũng chỉ lên đến khoảng 20 - 21oC vào cuối tháng 7 và tháng 8 - những lúc mà nhiệt độ trên bờ rất cao. Vì vậy, nhiều người đang nóng mà vội vàng chạy xuống biển xong đều run lập cập vì lạnh.

Vùng biển ở Mỹ có nước lạnh 12 độ C dù trời nắng nóng gay gắt, lý do là gì?
Một nhân viên cứu hộ đang chạy xuống vùng nước lạnh tại Bờ biển Jersey để luyện tập. (Ảnh: Andrew Mills/ NJ Advance Media for NJ.com).

Các nhà chức trách ở vùng này giải thích, hiện tượng nước biển lạnh như vậy là do quá trình gọi là “nước trồi”, có thể xảy ra ở một số vùng biển trên thế giới chứ không chỉ riêng ở New Jersey.

Cụ thể, những cơn gió mạnh thổi từ phía Nam và Tây Nam đã đẩy nước có nhiệt độ cao trên bề mặt biển xuống phía dưới hoặc ra xa, khiến nước lạnh từ dưới sâu được khuấy lên và “trồi” lên bề mặt biển. Kết quả là nhiệt độ nước biển ở đó trở nên rất thấp. Ngoài ra, quá trình “nước trồi” này còn khiến nước ở nhiều bãi biển thuộc Bờ biển Jersey rất xanh và sạch.

Vùng biển ở Mỹ có nước lạnh 12 độ C dù trời nắng nóng gay gắt, lý do là gì?
Một hình ảnh miêu tả hiện tượng "nước trồi": Mũi tên màu cam chỉ nước ấm trên bề mặt bị đẩy đi, những mũi tên màu xanh sẫm chỉ nước lạnh ở dưới sâu trồi lên bề mặt biển. (Ảnh: NOAA).

Những người ở vùng này nói, nếu đứng sát bờ biển thì ngay cả vào những ngày nóng nhất, gió lạnh từ biển thổi vào cũng khiến họ có thể phải mặc áo len, trong khi ở ngay dãy phố bên cạnh, người dân chỉ mặc áo phông bình thường vẫn thấy nóng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên ghi hình cá voi xanh bú sữa mẹ

Lần đầu tiên ghi hình cá voi xanh bú sữa mẹ

Cảnh tượng cá voi xanh mẹ cho con bú dưới nước lần đầu tiên được camera ghi lại trong chuyến di cư thường niên dài 5.000km của chúng.

Đăng ngày: 09/07/2024
Trứng cá mập không nở được vì nóng lên toàn cầu

Trứng cá mập không nở được vì nóng lên toàn cầu

Theo một nghiên cứu mới, tỉ lệ sống sót của phôi cá mập sẽ giảm từ 82% xuống 11% trong trường hợp xấu nhất, thậm chí có thể ngừng nở nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu tiếp diễn.

Đăng ngày: 09/07/2024
Cá mập tràn vào bờ biển Nhật Bản, gây nguy hiểm cho con người

Cá mập tràn vào bờ biển Nhật Bản, gây nguy hiểm cho con người

Nhiệt độ nước biển tăng cao ngoài khơi miền nam Nhật Bản được cho là nguyên nhân của sự gia tăng các vụ việc liên quan đến cá mập.

Đăng ngày: 08/07/2024
Phát hiện loài mực ma cà rồng chưa từng thấy ở Trung Quốc

Phát hiện loài mực ma cà rồng chưa từng thấy ở Trung Quốc

Các nhà khoa học Trung Quốc có thể đã xác định được loài mực ma cà rồng mới được phát hiện - loài thứ hai được biết đến trên thế giới.

Đăng ngày: 06/07/2024
Phát hiện “xứ sở thần tiên” sâu 3.000m dưới đáy biển

Phát hiện “xứ sở thần tiên” sâu 3.000m dưới đáy biển

Thế giới kỳ lạ ở vòng Bắc Cực có thể cũng là những gì nhân loại mong tìm thấy ở hành tinh khác.

Đăng ngày: 05/07/2024
Cá mập ngụy trang ăn thịt đồng loại to ngang ngửa

Cá mập ngụy trang ăn thịt đồng loại to ngang ngửa

Cá mập thảm ngụy trang khéo đến mức chúng gần như biến mất dưới đáy biển, chờ đợi con mồi mất cảnh giác bơi ngang qua để bổ nhào tới hút nạn nhân vào chiếc miệng khổng lồ.

Đăng ngày: 02/07/2024
Sữa cá voi có thể dùng làm phô mai không?

Sữa cá voi có thể dùng làm phô mai không?

Với hàm lượng chất béo và protein cao hơn nhiều so với sữa bò, phô mai từ sữa cá voi sẽ có kết cấu kem mềm mịn hơn.

Đăng ngày: 24/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News