WHO cảnh báo 2 chất gây ung thư nhóm 1 thường ẩn náu trong mâm cơm gia đình bạn

Nếu như bạn không kiểm soát nguồn thực phẩm mà mình tiêu thụ và lựa chọn phương pháp chế biến an toàn thì cơ thể rất dễ bị tổn thương. Từ đó sẽ tạo điều kiện để tế bào ung thư có cơ hội phát triển.

Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại và tiện nghi, nhưng kéo theo đó thì tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng ngày càng tăng cao. Bệnh ung thư xuất hiện ngoài liên quan đến các yếu tố như ô nhiễm môi trường còn liên quan đến thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống thiếu khoa học của bản thân.

Có câu nói "Bệnh từ miệng mà vào", nếu như bản thân bạn không biết kiểm soát nguồn thực phẩm mà mình tiêu thụ và lựa chọn phương pháp chế biến an toàn thì cơ thể rất dễ bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện để tế bào ung thư có cơ hội phát triển.

2 chất gây ung thư nhóm 1 thường ẩn náu trong mâm cơm gia đình bạn:

1. Đồ chiên rán, thịt nướng than hoa: Benzopyrene

Benzopyrene là một trong những loại chất gây ung thư có mặt rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Đáng nói loại chất này đã được Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm chất gây ung thư số 1.

Benzopyrene có thể gọi tắt là BaP, nó là một hydrocarbon thơm đa vòng. Chúng được sản sinh sau quá trình đốt cháy không hoàn toàn chất hữu cơ ở nhiệt độ từ 300 độ C (572 độ F) đến 600 độ C (1.112 độ F).

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ cần hấp thụ một lượng nanogram (một lượng rất nhỏ) benzopyrene có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của DNA của cơ thể. Sau khi vào cơ thể, benzopyrene sẽ tạo ra một số lượng lớn các phân tử trung gian, làm thay đổi cấu trúc của tế bào đích và gây ung thư.


Chất benzopyrene có thể ẩn chứa ở thịt nướng than hoa. Benzopyrene được tạo ra sau quá trình đốt của than hoa. Các benzopyrene này sẽ bay lơ lửng trong không khí kèm theo khói dầu. Cuối cùng, nó rơi vào thực phẩm nướng.

Ở đồ chiên rán, chất gây ung thư benzopyrene được tạo ra qua quá trình protein, chất béo, cholesterol cao trong thịt bị biến đổi ở nhiệt độ dầu trên 200 độ C.

Biện pháp để phòng tránh tiếp xúc với benzopyrene

  • Trước hết, chúng ta nên ăn thịt nướng càng ít càng tốt. Nếu bạn thực sự muốn ăn thịt nướng, tránh nướng thịt bằng than hoa. Cần loại bỏ phần cháy trước khi ăn vì các khu vực cháy có chứa hàm lượng benzopyrene đặc biệt cao.
  • Ngoài đồ chiên rán thì khói nấu ăn cũng là thứ có thể chứa chất gây ung thư benzopyrene. Khi nấu ăn, khuyến cáo các gia đình nên bật máy hút mùi hoặc mở cửa sổ. Điều này có thể làm giảm đáng kể việc hấp thụ khói dầu và benzopyrene.
  • Hạn chế nướng, chiên thực phẩm. Nên thay thế bằng cách luộc và hấp.

2. Ngũ cốc, trái cây bị mốc: Aflatoxin

Ngô và khoai tây, trái cây đều là những thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho cơ thể. Nhưng khi chúng bị mốc thì nguy cơ tồn tại aflatoxin là rất lớn.

Từ năm 1993, aflatoxin đã được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư nhóm 1. Qua điều tra người ta phát hiện ra độc tố này thường xuất hiện ở bánh mì, hoa quả, ngũ cốc bị mốc... Trong đó, aflatoxin tồn tại trong ngô, đậu phộng mốc... là nhiều nhất.

Aflatoxin có hại cho cơ thể con người hơn asen và độc hại gấp 68 lần so với asen. Chỉ cần tiêu thụ vào cơ thể 1mg qua đường ăn uống, nó cũng có thể gây ung thư gan.



Hầu hết mọi người có thói quen cắt bỏ phần mốc của thực phẩm để ăn phần lành lặn còn lại, nhưng sự thật là nấm mốc lúc này đã thâm nhập sâu vào trong thực phẩm.

Giải pháp để tránh tiếp xúc với aflatoxin

  • 1. Mỗi lần chỉ mua một lượng đủ dùng, không nên tích trữ quá nhiều ngô, lạc, khoai tây để tránh nấm mốc.
  • 2. Do aflatoxin lây lan dưới dạng bào tử, nên đừng nghĩ đến chuyện gọt bỏ phần mốc và tiếp tục ăn tiếp. Thay vào đó hãy dứt khoát vứt bỏ chúng vào thùng rác.
  • 3. Các góc nhà, góc bếp thường tích trữ thực phẩm cần được làm sạch định kỳ vài ngày 1 lần.
  • 4. Tích cực ăn rau xanh: Zhao Jianjun, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật ổ bụng tại Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc cho biết "Nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các loại rau tươi, an toàn thì có thể giảm sự hấp thụ aflatoxin vào cơ thể do rau có chất diệp lục. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng rau bina, bông cải xanh, cải bắp là các loại rau giàu chất diệp lục bậc nhất".

Những điều chưa biết về nhà tù nhỏ nhất thế giới

Tìm nhà kho cổ, sốc nặng vì lọt vào spa 1.700 tuổi hiện đại như thế kỷ 21

Muôn cách chặn dòng dung nham ngọn núi lửa ở Hawaii: Dùng cả máy bay ném bom lẫn "niềm tin" đều vô vọng

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Những loại rau, trái cây kỵ nhau không nên ăn chung

Bạn không nên ăn kèm chuối với dưa hấu, đu đủ và chanh, dưa chuột cùng cà chua, cà rốt kết hợp cam...

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News