WHO giải mã "các cụm bệnh viêm phổi" gây lo ngại ở Trung Quốc

Thông cáo báo chí của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết "các cụm bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán" ở Bắc Kinh và tỉnh Liêu Ninh chủ yếu là do vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae.

Theo thông cáo báo chí Báo Người Lao Động nhận được từ WHO sáng 24-11, cơ quan này đã tổ chức một cuộc họp với Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc và Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh hôm 23-11.

Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc và Cục quản lý Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc đã cung cấp các dữ liệu mà WHO yêu cầu hôm 22-11.


Nhân viên y tế hướng dẫn cho phụ huynh tại Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh - (Ảnh: BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG BẮC KINH).

Trước đó, một báo cáo khoa học từ các bệnh viện nhi ở Liêu Ninh và Bắc Kinh cho biết có những "cụm bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán", khiến các bệnh viện này rơi vào tình trạng quá tải do trẻ nhập viện tăng đột biến. Thông tin này đã khiến WHO lập tức yêu cầu Trung Quốc báo cáo chi tiết.

Song song đó, Trung Quốc cũng báo cáo sự gia tăng mạnh của các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nói chung.

Kết quả cuộc họp hôm 23-11 xác định sự gia tăng các trường hợp bệnh nhi ngoại trú và nhập viện do viêm phổi ở trẻ em là do Mycoplasma pneumoniae kể từ tháng 5, RSV (virus hợp bào hô hấp) và virus cúm cũng góp phần kể từ tháng 10.

Mycoplasma pneumoniae là mầm bệnh đường hô hấp phổ biến và là nguyên nhân phổ biến gây ra các ca viêm phổi ở trẻ em, nhưng có thể được điều trị dễ dàng bằng kháng sinh.

Trong khi đó, đối với tất cả các bệnh hô hấp nói chung, dữ liệu được báo cáo cho FluNet của WHO và được Trung tâm Cúm quốc gia Trung Quốc công bố, sự gia tăng ở mức cao hơn thông thường trong năm chủ yếu do virus cúm A(H3N2) và cúm B/Victoria (tại Việt Nam, hai chủng cúm này được coi là cúm mùa và có thể phòng ngừa bằng vắc-xin cúm tứ giá - pv).

Từ các kết quả trên, WHO khuyến nghị người dân Trung Quốc nên tuân thủ các biện pháp có sẵn để giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, bao gồm các loại vắc-xin cúm, COVID-19 và các mầm bệnh đường hô hấp khác, ở nhà khi bệnh, khẩu trang, rửa tay phù hợp...

WHO không khuyến nghị bất kỳ biện pháp cụ thể nào đối với du khách đến Trung Quốc, cũng như khuyến cáo không nên áp dụng bất kỳ hạn chế đi lại hoặc thương mại nào dựa trên các thông tin hiện có về sự kiện này.

WHO nhận định về báo cáo gây lo ngại của Trung Quốc

Trước đó, báo cáo về "các cụm bệnh viêm phổi chưa được chẩn đoán" của Trung Quốc cho rằng sự bùng phát bệnh hô hấp ở trẻ em tại nước này đang lan rộng, vì hai khu vực đang quá tải bệnh viện nhi là Bắc Kinh và tỉnh Liêu Ninh cách nhau gần 800 km.

"Không rõ đợt bùng phát này bắt đầu từ khi nào vì việc nhiều trẻ bị ảnh hưởng nhanh như vậy là điều bất thường" - bài viết trên ProMed của nhóm tác giả từ Bắc Kinh và Liêu Ninh cho biết.

Tuy nhiên, theo WHO, dù sự gia tăng này xảy ra sớm hơn các mùa bệnh hô hấp trước đây, nhưng không bất ngờ với tình hình các hạn chế COVID-19 vừa được dỡ bỏ. Điều này đã xảy ra tương tự ở các quốc gia khác.

Các báo cáo y tế cũng chỉ ra không có mầm bệnh bất thường hoặc biểu hiện lâm sàng bất thường nào được ghi nhận ở các ca bệnh tại Bắc Kinh, Liêu Ninh cũng như các địa phương khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 4 loại thực phẩm là “Vua ăn cắp canxi”, khiến nhiều người ngã nhẹ đã gãy xương

Top 4 loại thực phẩm là “Vua ăn cắp canxi”, khiến nhiều người ngã nhẹ đã gãy xương

Khi cơ thể già đi và suy giảm chức năng, cần chú ý tới chế độ ăn uống để không gây hại cho sức khỏe.

Đăng ngày: 10/05/2025
Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ nhiều người chê “nhạt thếch” không ăn hóa ra là “thuốc” tăng miễn dịch, ngừa ung thư giá rẻ

Loại củ này không chỉ là “thuốc” tăng miễn dịch trong giai đoạn thời tiết đang chuyển mùa mà còn giúp điều hòa đường huyết, ngăn ngừa ung thư đại tràng.

Đăng ngày: 09/05/2025
Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu

Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

Đăng ngày: 09/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News