Kỳ lạ bầu trời đêm có màu xanh lá cây trên sao Hỏa

Sao Hỏa thường được gọi là Hành tinh Đỏ nhưng bầu khí quyển của nó lại có màu xanh. Sử dụng ExoMars Trace Gas Orbiter (TGO) - tàu quỹ đạo đang nghiên cứu sao Hỏa của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà khoa học đã lần đầu tiên quan sát được bầu trời sao Hỏa phát ra ánh sáng xanh lá cây.

Hiệu ứng này được gọi là khí huy (hay phát quang đêm hoặc phát quang ngày, là sự phát xạ mờ nhạt của ánh sáng bởi khí quyển của hành tinh - ND) và nó cũng xảy ra trên Trái đất. Trong khi có một số đặc điểm tương tự Bắc cực quang trên hành tinh của chúng ta thì hiện tượng trên do các nguyên nhân khác gây nên. Đặc biệt, phát quang đêm "xảy ra khi 2 nguyên tử oxy kết hợp để hình thành một phân tử oxy", ESA cho hay. Trên sao Hỏa, điều này xảy ra ở độ cao khoảng 50km. Trong khi đó, cực quang trên Trái đất xảy ra khi các hạt tích điện từ Mặt trời va chạm với từ trường Trái đất.


Hiệu ứng này trên sao Hỏa được gọi là khí huy. (Ảnh minh họa: NASA).

Các nhà khoa học dự đoán về việc sao Hỏa có khí huy trong 40 năm qua nhưng chỉ quan sát được lần đầu tiên cách đây 1 thập kỷ bởi tàu quỹ đạo Mars Express của ESA. Năm 2020, các nhà khoa học đã quan sát được hiện tượng này trong ánh sáng có thể nhìn thấy sử dụng TGO nhưng trong ánh sáng ban ngày trên sao Hỏa chứ không phải ban đêm. Hiện nay, chúng ta đã quan sát hiện tượng này vào ban đêm nhờ TGO.

"Những quan sát mới này rất bất ngờ và thú vị cho những cuộc hành trình trong tương lai tới sao Hỏa", nhà khoa học hành tinh Jean-Claude Gérard cho hay.

Việc nghiên cứu phát quang đêm trên sao Hỏa, điều sẽ tiếp diễn như một phần trong sứ mệnh TGO, cho các nhà khoa học cái nhìn sâu hơn về các quá trình xảy ra trên bầu khí quyển sao Hỏa.

Nghiên cứu khí quyển sao Hỏa có thể hỗ trợ cho việc thiết kế tàu vũ trụ trong tương lai tới Hành tinh Đỏ. Việc hiểu biết hơn về hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học chế tạo các vệ tinh có thể chống chịu sức kéo mà khí quyển sao Hỏa tạo ra, hoặc thiết kế dù để có thể làm giảm tải trọng hạ cánh xuống bề mặt hành tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA công bố ảnh 10

NASA công bố ảnh 10 "kho báu" có thể chứa bằng chứng sự sống ngoài hành tinh

Tàu thám hiểm săn tìm sự sống ngoài hành tinh Perseverance của NASA vừa khoe hình ảnh 10 mẫu vật đã sẵn sàng được đem về Trái đất, hứa hẹn nhiều phát hiện đột phá.

Đăng ngày: 29/05/2025
NASA công bố hình ảnh đầu rắn chui ra trên hành tinh khác

NASA công bố hình ảnh đầu rắn chui ra trên hành tinh khác

Một chiếc đầu rắn như đang chui ra từ tảng đá lớn, hướng về phía một hình nhân kỳ dị với phần đầu là một tảng đá cân bằng như được gắn vữa... là khung cảnh kỳ dị mà robot NASA vừa gửi về.

Đăng ngày: 27/05/2025
NASA tung ảnh

NASA tung ảnh "dải thịt xông khói" ngoài hành tinh: Liệu có phải là sự sống ẩn mình?

Hình ảnh mới được chụp bởi chiếc rover đời mới Perseverance đang hoạt động ở đồng bằng sông Jezero của sao Hỏa cho thấy cận cảnh khu vực có thể chứa bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 25/05/2025
Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa

Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa

Thứ kỳ lạ được tàu thám hiểm Perseverance bắt gặp trên sao Hỏa liệu có làm dấy lên giả thuyết hành tinh này từng ngập trong nước?

Đăng ngày: 21/05/2025
Tàu vũ trụ không người lái Trung Quốc thu được hình ảnh toàn bộ sao Hỏa

Tàu vũ trụ không người lái Trung Quốc thu được hình ảnh toàn bộ sao Hỏa

Tàu vũ trụ không người lái Thiên Vấn 1 của Trung Quốc gần đây đã thu được dữ liệu hình ảnh về toàn bộ sao Hỏa, gồm cả hình ảnh ở cực nam của hành tinh này.

Đăng ngày: 03/05/2025
47

47 "đầm lầy lầy rùng mình": Manh mối về sinh vật ngoài hành tinh đã chết

Những dòng chảy địa ngục vừa được xác định bên dưới hành tinh được cho là từng có sự sống nhưng đã tuyệt chủng.

Đăng ngày: 29/04/2025
Robot NASA đã đến

Robot NASA đã đến "nơi trú ẩn cuối cùng" của sinh vật ngoài hành tinh?

Những bức ảnh vượt không gian liên hành tinh về đến Trái đất cho thấy một cánh đồng cát mênh mông khá giống với địa cầu, được NASA tiết lộ là từng sở hữu những dòng suối và ao hồ ngập nước.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News