WHO lo ngại tác dụng phụ từ vaccine H1N1 của Trung Quốc
Trung Quốc đã phát triển loại vaccine chống cúm A/H1N1 và sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới bắt đầu thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới đã có những quan ngại về tác dụng phụ của vaccine.
Phát ngôn viên WHO Gregory Hartl nói: "Chúng ta phải sẵn sàng đón nhận thực tế rằng, có thể xảy ra những tác dụng bất lợi. Đôi khi vẫn phát sinh tác dụng phụ dù nó rất hiếm xảy ra".
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng thì việc tiêm chủng có thể bắt đầu trong vài tuần tới, trước dịp kỷ niệm 60 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày 1/10. Loại vaccine này có tên là PANFLU.1, do Sinovac Biotech Ltd sản xuất, thích hợp với người từ 3-60 tuổi.
Sinovaccho hay, vaccine một liều đã được Viện Kiểm soát Dược phẩm và các Sản phẩm sinh học Quốc gia Trung Quốc chấp thuận, và có chứng nhận Lưu hành các sản phẩm Sinh học. Hơn năm triệu liều vaccine đã sẵn sàng xuất xưởng vào cuối tháng 9.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng dẫn lời Bộ trưởng Y tế Trung Quốc Trần Trúc rằng, khoảng 200.000 người đầu tiên tham gia hoạt động kỷ niệm ngày thành lập nước sẽ được tiêm chủng. Những người khác thuộc diện ưu tiên cao là học sinh, sinh viên từ 5-19 tuổi, người mắc bệnh mãn tính (đặc biệt là bệnh tim, bệnh hô hấp) và phụ nữ có thai.
Chương trình tiêm chủng cũng hướng tới những nhân viên chăm sóc y tế, cảnh sát, quân nhân và nhân viên kiểm dịch.
Tính tới thời điểm này, đã có 5.592 người mắc H1N1 được thông báo tại 31 tỉnh nội địa của Trung Quốc, nhưng chưa xảy ra trường hợp tử vong. "Do số người mắc bệnh đang gia tăng, đặc biệt kể từ cuối tháng 8, nên chúng ta đã bắt đầu có các trường hợp trầm trọng", ông Trần nói.
Tờ báo trên đã thông tin về kế hoạch tiêm vaccine cho 65 triệu người Trung Quốc vào cuối năm nay.
Cục Quản lý Dược Thực phẩm Trung Quốc (SFDA) tuần trước đã cấp phép cho hai nhà máy sản xuất vaccine - Sinovac tại Bắc Kinh và Hualan Biological Engineering tại Hà Nam. SFDA tuyên bố có thể xem xét cấp phép cho một số hãng có khả năng phù hợp để sản xuất vaccine phòng cúm vào cuối tháng này.
Trong khi đó, tại châu Âu, một số hãng dược phẩm sẽ đệ trình dữ liệu thử nghiệm lâm sàng trong vài tuần tới, GlaxoSmithKline dường như nằm trong số đầu tiên.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe
Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.
