Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải

Hầm đường sắt Brenner dài 55km chạy qua dãy Alps sẽ hoàn thành vào năm 2028, cho phép các đoàn tàu chạy qua ở tốc độ 200km/h.

Hành lang Scandinavia - Địa Trung Hải là trục đường bắc - nam trọng yếu đối với nền kinh tế châu Âu. Hành lang trải dài từ Phần Lan và Thụy Điển ở phía bắc tới đảo Malta ở phía nam, đi qua Đan Mạch, Đức, những khu công nghiệp ở phía bắc Italy và nhiều cảng ở miền nam Italy. Trục đường chạy thẳng tắp cho tới khi tới dãy Alps, giao thông di chuyển chậm lại tạo thành nút ùn tắc. Để giải quyết vấn đề, năm 1994, Liên minh châu Âu (EU) đã xây dựng đường hầm Brenner trị giá 11 tỷ USD qua trung tâm dãy núi để nối liền Scandinavia với Địa Trung Hải. Nằm ở độ cao 1.371 m phía trên mực nước biển, Brenner là đường hầm thấp nhất chạy qua dãy Alps và có thể sử dụng quanh năm.

Xây dựng đường hầm 11 tỷ USD nối Scandinavia và Địa Trung Hải
Đường hầm Brenner sẽ hoàn thành vào năm 2028. (Ảnh: IRJ)

Năm 1867, đường sắt Brenner được xây dựng và nối liền với đường cao tốc E45 vào thập niên 1970, tạo thành tuyến đường quan trọng từ Biển Bắc tới Địa Trung Hải và ngược lại. Ngày nay, đường sắt Brenner vận chuyển 40% tổng lượng hàng hóa qua dãy Alps. Do độ dốc lớn của địa hình và những tác động làm giảm vận tốc tàu, hơn 2/3 lượng hàng hóa thực chất được chở bằng đường bộ.

Việc sửa chữa tuyến đường sắt hiện nay gần như bất khả thi do địa hình, vì vậy EU quyết định xây dựng một hầm đường sắt hoàn toàn mới xuyên qua dãy Alps. Bắt đầu từ Innsbruck ở Áo và nối với Fortezza ở Italy, tuyến chính của đường hầm sẽ kéo dài 55 km. Khi nối với các đường hầm phụ ở Innsbruck xây vào năm 1994, dự án sẽ trở thành mạng lưới đường sắt dưới lòng đất dài nhất thế giới với tổng chiều dài 64 km, vượt qua đường hầm Gotthard ở Thụy Sĩ.

Dự án bao gồm một đường hầm thăm dò, dùng để xác định điều kiện của tuyến đường trước khi xây dựng, đồng thời đóng vai trò như hệ thống cống khi hoàn thành. Hai đường hầm chính nằm cách nhau 70m chứa tàu chạy theo cả hai hướng cùng bốn đường hầm dẫn vào ở hai bên, thông với mặt đất và cho phép vận chuyển vật liệu. Ba trạm khẩn cấp được xây cách nhau 20km để cung cấp lối thoát hiểm cho hành khách nếu cần.

Quá trình thi công bắt đầu vào năm 2008 và công tác đào đất diễn ra ở 4 địa điểm chính trong hơn một thập kỷ. Đào đường hầm dài xuyên qua dãy núi không phải công việc dễ dàng. Tuyến đường chạy qua bốn loại đá khác nhau và một trong những vệt đứt gãy dài nhất châu Âu. Vì vậy, các kỹ sư phải sử dụng cả phương pháp nổ và máy đào hầm (TBM) với tỷ lệ 50/50.

Đối với những đoạn dùng phương pháp đầu, thuốc nổ được đặt trong các hố đào trước và kích nổ. Đất đá vỡ ra được chuyển đi bằng máy móc hạng nặng. Sau khi dọn sạch đất đá, đội xây dựng phun bê tông để ổn định mặt đất, sau đó lắp đặt mỏ neo, dầm dạng vòm và lưới cốt thép để tạo cấu trúc đỡ. Các đoạn sử dụng TBM đơn giản hơn nhiều. Cỗ máy đào đất đá, chuyển đi thông qua bằng chuyền và gia cố đường hầm trong lúc dịch chuyển. Với đường kính bên trong là 8,1 m, tổng cộng lượng đất đá đào từ dự án là 21,5 triệu m3.

Khi hoàn thành vào năm 2028, đường hầm Brenner sẽ cho phép các đoàn tàu chạy qua ở tốc độ 200km/h. Hành trình từ Innsbruck tới Fortezza sẽ giảm từ 80 phút xuống còn 20 phút.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Siêu đập thủy điện giúp cắt giảm hơn 236 triệu tấn CO2

Trung Quốc hôm 1/4 thống kê những con số ấn tượng về nhà máy thủy điện Liujiaxia ở tây bắc nước này sau hơn nửa thế kỷ hoạt động.

Đăng ngày: 04/04/2022
Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Những sự thật về siêu nhà máy thủy điện Lưỡng Hà Khẩu: xây dựng trên vách đá, cao thứ 2 thế giới

Để xây dựng toàn bộ đập đất đá của siêu thủy điện Lưỡng Hà Khẩu, cần tiêu tốn 20.000 tấn thuốc nổ, tương đương với một quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima.

Đăng ngày: 23/03/2022
Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Chi 1,5 tỉ euro xây kính viễn vọng đo sóng hấp dẫn

Các nhà khoa học dự kiến lắp đặt kính viễn vọng Einstein ở khu vực giữa Liège (Bỉ), Maastricht (Hà Lan) và Aachen (Đức) để đo sóng hấp dẫn.

Đăng ngày: 22/03/2022
Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số

Trung Quốc biến Thành Đô thành trung tâm siêu máy tính, đẩy mạnh kinh tế số

Ngày càng nhiều trung tâm siêu máy tính mọc lên ở Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, tạo nền tảng để Trung Quốc đẩy mạnh kinh tế số.

Đăng ngày: 16/03/2022
Hầm chứa chất thải hạt nhân an toàn trong 100.000 năm

Hầm chứa chất thải hạt nhân an toàn trong 100.000 năm

Hầm Onkalo nằm ở độ sâu hơn 400 m dưới lòng đất chuyên lưu trữ chất thải có độ phóng xạ cao từ nhà máy điện hạt nhân, dự kiến hoạt động từ năm 2024.

Đăng ngày: 15/03/2022
Cung thiếu nhi Hà Nội - Di sản kiến trúc hiện đại, nơi lưu giữ

Cung thiếu nhi Hà Nội - Di sản kiến trúc hiện đại, nơi lưu giữ "hồn nơi chốn" và ký ức tuổi trẻ Hà Nội

Cũng như Văn Miếu Quốc Tử giám hay Nhà hát lớn, Cung thiếu nhi Hà Nội là một thiết chế văn hoá quan trọng, mỗi công trình đánh dấu một thời kỳ lịch sử của Hà Nội – thời kỳ hiện đại Việt Nam.

Đăng ngày: 11/03/2022
Kim tự tháp Cestius: Công trình độc đáo thời La Mã cổ

Kim tự tháp Cestius: Công trình độc đáo thời La Mã cổ

Nhắc đến kim tự tháp, người ta thường liên tưởng tới Ai Cập cổ đại, tuy nhiên, những cấu trúc bốn mặt với đỉnh thuôn nhọn này cũng được tìm thấy trên khắp thế giới, thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau.

Đăng ngày: 07/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News