Xe máy lai ô tô thách thức trọng lực
Phương tiện hai chỗ nửa xe máy nửa ô tô của Lit Motors luôn duy trì phương thẳng đứng nhờ công nghệ con quay hồi chuyển, giúp tăng tối đa độ an toàn cho người lái.
Bao gồm ghế lái và vô lăng, Phương tiện điện tự cân bằng (AEV) hay C-1 do công ty Lit Motors ở San Francisco thiết kế kết hợp tính kích thích của xe máy với độ an toàn và thoải mái của ô tô, theo Sun. AEV có thể dựng thẳng trở lại sau khi bị đổ nhờ công nghệ cân bằng. Phương tiện cũng có thời gian sạc đầy nhanh chóng chỉ với 5 phút, đủ để đi quãng đường khoảng 274km.
Hình dáng của cỗ xe AEV. (Ảnh: Lit Motors).
AEV là sáng tạo của giám đốc điều hành công ty Daniel Kim. Nguồn cảm hứng cho chiếc xe của ông ra đời cách đây hơn 20 năm khi ông suýt bị một bộ khung gầm đè phải trong lúc lắp ráp chiếc Land Rover Defender. Trải nghiệm đó thôi thúc ông quyết định tạo ra cỗ xe hai chỗ lai giữa ô tô và xe máy.
AEV sử dụng con quay hồi chuyển, một đĩa xoay tròn dùng trong đo hoặc duy trì phương hướng và vận tốc góc, để giữ phương thẳng đứng toàn thời gian. Theo Kim, công nghệ kỳ diệu này có nghĩa người lái có thể ở trong cỗ xe ngay cả khi nó tạm dừng thay vì chống chân khi gặp đèn đỏ. AEV có khả năng nghiêng theo khúc cua ở góc 45 độ và có thể chạy trong trời mưa hoặc tuyết rơi. Kim cho biết độ linh hoạt của cỗ xe là điểm khiến nó khác biệt với xe máy truyền thống.
Trang bị túi khí ở mặt trước vè hai bên, đai an toàn và buồng kính cường lực, độ an toàn của AEV cũng được chú trọng. Phương tiện được thiết kế để đảm bảo người lái có thể sống sót. Kim thậm chí nhấn mạnh ngay cả khi đâm vào một con voi, cỗ xe sẽ không ngay lập tức đổ kềnh.
Kim và cộng sự sẽ phát triển phương tiện để đáp ứng các tiêu chuẩn châu Âu. Với 15% đơn đặt trước đến từ Đức và một số đơn từ Anh, điều này sẽ đem lại lợi thế lớn cho công ty. Kim cho biết giá xe sẽ giảm dần khi doanh số bán ra tăng lên. Công ty đang lên kế hoạch kêu gọi vốn với mục tiêu đạt 5 triệu USD trong tháng 9 năm nay nhằm tiến gần tới chế tạo bản thử nghiệm của AEV.

Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu
Cỗ máy phát điện kỳ lạ này có thể sản xuất tới 10KW điện liên tục mà không cần nhiên liệu trong suốt 24 giờ mỗi ngày.

Đường hầm gió tốc độ 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
Đường hầm gió siêu thanh (hoặc siêu tốc) được thiết kế để mô phỏng cho các phương tiện di chuyển với tốc độ lên đến Mach 30 ở độ cao từ ở độ cao từ 40km đến 100km.

Máy bay cánh liền thân có thể thay thế máy bay Boeing
Một mẫu máy bay có hình dáng hoàn toàn mới được cấp phép cất cánh trên bầu trời California, hứa hẹn tiết kiệm nhiên liệu và thải ít khí hơn máy bay thông thường.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Hàng nghìn người xếp hàng để cấy chip vào não
Công ty khởi nghiệp của ông trùm công nghệ Elon Musk đã được cấp phép thử nghiệm cấy chip vào não người. Hiện đã có hàng nghìn ứng viên muốn tham gia.
