Xem cây “ăn thịt” chim sẻ
Cây nắp ấm đã giết chết và “ăn thịt” một con chim sẻ ngô màu xanh tại một khu vườn ở Somerset, nước Anh.
Nigel Hewitt-Cooper, người trông nom khu vườn ở phía Tây Pennard đã phát hiện những cây nắp ấm bắt một con chim trong khu vườn nhiệt đới của mình.
Đây là lần đầu tiên trong tự nhiên chim bị cây “ăn thịt” (Ảnh: BBC)
Ông Hewitt-Cooper và những người bạn chuyên nghiên cứu về các loài cây đặc biệt cho biết, những cây bắt mồi lớn có thể bắt cả chuột, ếch, rắn, thằn lằn…nhưng phát hiện thấy chim bị chúng bắt là điều khác thường trong tự nhiên.
Đây có lẽ là lần thứ 2 chim bị cây ăn thịt. Trường hợp khác đã xảy ra ở Đức một vài năm về trước trong trường hợp nghiên cứu chứ không phải ở thiên nhiên hoang dã.
Nguyên nhân có thể là do con chim mải tìm côn trùng và chui quá sâu vào lá cây nắp ấm, khiến nó không thể thoát được.
Ông Hewitt-Cooper đã trồng cây bắt mồi để bẫy ruồi venus và sundews trong suốt 30 năm, và đã giành được nhiều huy chương vàng tại cuộc thi Hoa ở Chelsea.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
