Xem công nghệ tạo hình "ảnh nhảy múa" đầu tiên trong lịch sử loài người
Thiết bị này cho phép người xưa được "xem phim" ngay cả khi phim chưa được phát minh ra.
Thiết bị tạo "hình ảnh nhảy múa" đầu tiên của loài người
Chắc các bạn đã quá quen thuộc với những bức ảnh mang định dạng GIF (Graphics Interchange format - định dạng trao đổi hình ảnh), hay còn gọi tắt là "ảnh động".
Nhưng bạn có biết, những bức hình động đầu tiên thực chất đã ra đời từ cách đây hơn 180 năm bằng một dụng cụ đặc biệt - chiếc đĩa phenakistoscope. Bằng cách vận dụng ảo ảnh thị giác, chiếc đĩa này đã giúp cho chúng ta được "xem phim" ngay tại thời điểm phim còn chưa xuất hiện.
Phenakistoscope là một chiếc đĩa do nhà vật lý học người Bỉ - Joseph Plateau phát minh - dựa trên lý thuyết "Quán tính thị giác" - Persistence of Vision principle.
Theo lý thuyết, "quán tính thị giác" là một loại ảo ảnh thị giác xảy ra do mắt người không tiếp nhận kịp thông tin hình ảnh. Khi nhiều hình ảnh rời rạc được đưa vào một khung hình chuyển động nhanh, chúng ta sẽ nghĩ rằng bức hình đang chuyển động.
Lý thuyết "quán tính thị giác" đã sớm được phát hiện từ thời Hy Lạp cổ đại bởi nhà toán học lỗi lạc Euclid, sau đó được đưa ra trong một thí nghiệm của Newton trong thế kỷ XVII.
Tuy nhiên phải đến năm 1829, hiện tượng này được xác nhận bởi Josph Plateau. 3 năm sau đó, ông chế tạo chiếc đĩa Phenakistoscope.
Chiếc đĩa này được thiết kế có thể quay được. Xung quanh tâm đĩa là những hình vẽ cách đều nhau, được chia cắt bởi các khe hở. Các hình vẽ diễn tả một chuỗi những hành động liên tiếp.
Người xem sẽ nhìn hình ảnh phản chiếu trong gương qua khe hở để thấy hình ảnh chuyển động. Các khe hở hoạt động như một màn chập, khiến hình ảnh bị cắt đoạn. Tuy nhiên, do tốc độ quay của đĩa nhanh, mắt chúng ta đã tiếp nhận hình ảnh từ trạng thái tĩnh sang động.
Chiếc đĩa phenakistoscope đã nổi tiếng toàn châu Âu trong khoảng giữa thế kỷ XIX - trước thời điểm phát minh ra máy quay phim gần một thế kỷ. Điều này có nghĩa, người xưa đã được "xem phim" từ trước khi phim được phát minh ra.
Lý thuyết về "quán tính thị giác" sau này cũng được ứng dụng trong ngành công nghiệp điện ảnh. Những thước phim đầu tiên có tốc độ khoảng 16 khung hình/s (16 frames per second).
Video sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn những chiếc đĩa phenakistoscope - dụng cụ giúp chúng ta xem phim ngay từ khi phim chưa xuất hiện.

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?
Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại
Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại
Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay
Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.

Bí ẩn bức họa "Bữa tiệc cuối cùng"
Chuyên gia tin học chỉ ra rằng đằng sau bức "Bữa tiệc cuối cùng" còn có hai hình ảnh khác: Hình ảnh Chúa đang chúc phúc lành và hình ảnh một đứa trẻ nhờ hình phản chiếu của bức tranh trong

Động cơ ô tô hoạt động như thế nào?
Bạn đã bao giờ mở nắp ca-pô chiếc ôtô của mình và tự hỏi cái gì xảy ra trong động cơ của nó chưa? Có thể bạn không hiếu kỳ và không muốn biết tường tận điều đó. Thế nhưng khi mua một chiếc xe mới chắc chắn bạn cũng cần phải biết 3.0 V6 hay 2.4 G... nghĩa là gì? “Dual overhead cams” hay “tuned port fuel injection” là thế nào?... Để trả lời cho các câu hỏi trên, chúng ta hãy tìm hiểu về động cơ của ôtô.
