Xét nghiệm ADN và những thông tin cần biết

Xét nghiệm ADN là phép xét nghiệm dùng ADN (Axit DeoxyriboNucleic) có trong các tế bào của cơ thể chúng ta để xác định quan hệ huyết thống. Theo di truyền học, 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tế bào trứng của người mẹ và 23 sợi nhiễm sắc thể đơn có trong tinh trùng của người cha kết hợp với nhau tạo thành 23 cặp nhiễm sắc thể có ở người con. 23 cặp nhiễm sắc thể này có trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta (Ngoại trừ tế bào sinh dục trưởng thành). Xét nghiệm ADN cho phép chúng ta kiểm tra được mối quan hệ huyết thống một cách chính xác nhất hiện nay.

1. ADN là gì?

Cấu trúc phân tử ADN giống như một thang xoắn được làm bằng hai sợi, được biết đến như là một "hình xoắn". Những sợi của DNA chứa các thông tin dưới hình thức một mã số, lần lượt xác định đặc điểm của mỗi cá nhân và đặc điểm của cơ thể mỗi người. Có bốn loại khối xây dựng lên ADN (A, T, G, C) và trật tự của chúng là mã di truyền của con người.

Một nửa của ADN của một người được thừa hưởng từ mẹ, và một nửa là thừa kế từ người cha. Tuy nhiên, trong khi dấu vân tay không có giá trị cho thiết lập các mối quan hệ gia đình, các mật mã di truyền chứa trong chuỗi ADN lại có giá trị cho việc thiết lập mối quan hệ gia đình, bởi vì chúng được thừa hưởng từ thế hệ trước.


Cấu trúc phân tử ADN giống như một thang xoắn được làm bằng hai sợi.

2. Giám định ADN, xét nghiệm ADN và phân tích ADN có khác nhau không?

Hoàn toàn không khác nhau đều là phân tích ADN của chúng ta. Chúng chỉ khác nhau về tên gọi.

Với phân tích ADN trong khoa học hình sự để phục vụ công việc truy nguyên cá thể xác định tội phạm thì gọi là giám định ADN. Còn để phục vụ cho các mục đích khách thì có thể gọi là phân tích ADN hoặc xét nghiệm ADN.

3. Xét nghiệm ADN xác định mối quan huyết thống được thực hiện như thế nào?

Bằng việc phân tích ADN của hai cá nhân (có nghi ngờ quan hệ huyết thống) để xác định thông tin di truyền của họ. Thông tin di truyền của mỗi người được thừa hưởng một nửa từ cha và một nửa từ người mẹ. Bằng cách so sánh các thông tin di truyền của họ với nhau sẽ xác định được mối quan hệ huyết thống của họ.

4. Tại sao xét nghiệm ADN phải vận hành theo ISO?

Xét nghiệm ADN là một lĩnh vực đòi hỏi độ chính xác cao. Mỗi kết quả của một xét nghiệm ADN huyết thống có thay đổi cuộc sống của một hoặc nhiều người, do vậy cần phải đảm bảo việc xét nghiệm được thực hiện chính xác nhất có thể.

Tất cả các quá trình tư thu mẫu, tách chiết ADN, phân tích ADN và đọc kết quả đều được làm và kiểm soát theo một quy trình chuẩn, từ đó các kết quả có độ chính xác và ổn định cao nhất.


So sánh các thông tin di truyền với nhau sẽ xác định được mối quan hệ huyết thống.

5. Ở tuổi nào có thể lấy mẫu để thực hiện phân tích ADN?

Phân tích ADN xác định quan hệ cha con có thể được thực hiện ở mọi lứa tuổi và một đứa trẻ có thể được thực hiện một cách an toàn ở bất kỳ độ tuổi nào sau khi sinh.

6. Lấy mẫu có dễ không?

Rất dễ. Mẫu DNA được thu thập theo hướng dẫn lấy mẫu. Mẫu có thể lấy là tế bào máu, niêm mạc miệng (tế bào má), tóc có chân, móng tay, móng chân, cuống rốn sau khi rụng...

Với hai bộ lấy mẫu máu và lấy tế bào niêm mạc miệng mà chúng tôi cung cấp việc lấy mẫu chỉ mất một vài phút cho mỗi người và hoàn toàn an toàn và không đau.

7. Xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ chính xác đến mức nào?

Xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay. Nếu các mẫu ADN của mẹ, con và bố nghi vấn khớp với nhau trong từng gene thì độ chính xác có quan hệ huyết thống là 99.9999% (với 16 locut gene) và đạt tới 99,99999998% (26locut gene).

Nếu mẫu ADN của người con và bố nghi vấn không khớp với nhau từ hai gene trở lên, thì người đàn ông này không phải là cha đẻ của đứa trẻ với độ chính xác là 100%.

8. Người mẹ có cần tham gia vào xét nghiệm hay không?

Tùy trường hợp. Xác định quan hệ huyết thống bằng phân tích ADN có thể thực hiện không cần mẹ. Nếu các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 2 gene trở lên thì khả năng người đàn ông là bố của đứa bé bị loại trừ 100%. Nếu các mẫu khớp với nhau thì khả năng người đàn ông đó là bố đạt tới 99,999% hoặc cao hơn.

Trong trường hợp các mẫu ADN của bố nghi vấn và con không khớp với nhau từ 1 đến 2 gene thì việc yêu cầu phân tích thêm mẫu của người mẹ là cần thiết.

Chú ý: Việc phân tích thêm mẫu của người mẹ sẽ có kết luận cho cả hai trường hợp có qua hệ và không có quan hệ với độ chính xác 100%.


Xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ huyết thống là phương pháp chính xác nhất hiện nay.

9. Thế giới có bao bộ kit để xác định huyến thống?

Có rất nhiều hãng sản xuất bộ kit được sử dụng để xét nghiệm ADN. Tùy thuộc vào chất lượng mà người ta sử dụng của hãng sản xuất nào. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất các bộ kit được dùng trên thế giới. Nhưng chỉ có các bộ kit Identifiler của hãng Appliedbiosystems - Mỹ là được dùng phổ biến nhất và là bộ kít chuẩn CODIS của FBI, Mỹ. Ưu điểm của bộ kit này là độ nhạy cao, tín hiệu phân tích rõ nét do đó kết quả có độ chính xác cao nhất.

Dưới đây là một số địa chỉ xét nghiệm ADN uy tín:

Tại Tp.HCM

  1. Phân viện Khoa học hình sự, Bộ Công An (Địa chỉ: 258 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TPHCM).
  2. Bệnh viện Truyền máu và Huyết học (Địa chỉ: 118 Hùng Vương, P.12, Q.5, HCM).
  3. Medic-Lab (liên hệ 0903942737, địa chỉ: 254 Hòa Hảo quận 10, TP.HCM).

Tại HN

  1. Trung tâm Giám định gene (Bộ Công An, Số 99, Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội).
  2. Viện pháp y Quân đội (1C Phố Trần Thánh Tông, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
  3. Trung tâm phân tích ADN và Công nghệ di truyền (108 Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội).
  4. Công ty Gentis (Phòng 1207, tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội).
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News