Xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện như thế nào?

Phương pháp test nhanh kháng nguyên có thể cho kết quả trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, quá trình lấy mẫu phải đảm bảo an toàn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm nCoV.

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên, hay còn gọi là test nhanh, có ưu điểm thuận tiện khi sử dụng, cho kết quả nhanh trong vòng 30 phút. Phương pháp này không quá khó thực hiện.

Tuy nhiên, quá trình lấy mẫu phải bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm cho người thực hiện, người được lấy mẫu và ra môi trường.

Thạc sĩ Võ Tuấn Linh, Phó trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, cho biết trước hết, cơ sở y tế cần chuẩn bị bộ chẩn đoán xét nghiệm nhanh kháng nguyên nằm trong danh sách phê duyệt của Bộ Y tế. Các dụng cụ cần thiết khác bao gồm: Bộ đồ PPE, khẩu trang N95, tấm che mặt, tạp dề nhựa, que lấy dịch tỵ hầu, kéo, đồng hồ bấm giây, chai cồn 70 độ, găng tay không bột, giấy, thùng vận chuyển mẫu, bao rác vàng (bao rác y tế), bút.

Khi lấy mẫu, nhân viên y tế nên chọn tư thế đứng thuận tiện, đứng nghiêng về một bên. Đặc biệt, người thực hiện hạn chế đứng trước mặt trường hợp được lấy mẫu vì khi thực hiện đưa que vào lấy mẫu, họ dễ bị kích ứng, làm văng bắn tác nhân lây bệnh ra bên ngoài.

Người được lấy mẫu cần ngồi ngửa đầu ra phía sau 70 độ và luôn đeo khẩu trang. Khi lấy mẫu, chỉ kéo khẩu trang xuống mũi, che miệng, thả lỏng người và tập trung thở bằng miệng.

Xét nghiệm nhanh kháng nguyên được thực hiện như thế nào?
Nhân viên y tế được tập huấn sử dụng test nhanh tại một điểm xét nghiệm ở quận Bình Tân, TP.HCM. (Ảnh: Duy Hiệu).

Kỹ thuật lấy mẫu:

  • Mẫu được lấy theo kỹ thuật lấy mẫu tỵ hầu.
  • Cầm phần đuôi của que lấy mẫu.
  • Đưa que lấy mẫu song song với vách mũi, đưa sâu vào bên trong. Không se que lấy mẫu trong quá trình đưa que vào. Kỹ thuật lấy đúng là 3/4 chiều dài que lấy mẫu được đưa vào sâu bên trong mũi. Khi thực hiện đưa que lấy mẫu vào, có cảm giác "sụp hầm" hay "sụp ổ gà" là thành công.
  • Xoay nhẹ đầu que lấy mẫu 5-10 giây rồi rút ra. Vừa rút vừa yêu cầu người được lấy mẫu đeo khẩu trang che mũi.
  • Đưa tăm bông vào ống môi trường đã chuẩn bị sẵn, cắt phần thừa của cây tăm bông.
  • Để 5 phút cho dịch tỵ hầu vừa lấy hòa tan với dịch có sẵn trong ống.
  • Bóp và lắc nhẹ ống môi trường, sau đó nhỏ 5 giọt vào test nhanh. Trên phần test nhanh cần ghi chính xác họ tên, địa chỉ của người được lấy mẫu.
  • Mỗi bộ test nhanh đều có hướng dẫn cách đọc kết quả. Thông thường C là vạch chuẩn, T là vạch kết quả. Tùy từng nhà sản xuất, thời gian chờ có kết quả cũng khác nhau. Vì vậy, người lấy mẫu cần lưu ý đọc đúng theo thời gian nhà sản xuất quy định.

Để quá trình lấy mẫu diễn ra thuận lợi và an toàn, mọi công việc cần được phân công cụ thể theo các công đoạn rõ ràng. Mỗi khâu thực hiện như mặc PPE, lấy mẫu, xịt khử khuẩn, xử lý rác thải cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy trình đảm bảo an toàn sinh học.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chủng Lambda chứa đột biến có thể đánh bại vaccine

Chủng Lambda chứa đột biến có thể đánh bại vaccine

Biến chủng Lambda, đang hoành hành ở Peru, trở thành mối lo ngại mới vì chứa những đột biến " bất thường" có nguy cơ kháng vaccine cao hơn.

Đăng ngày: 07/07/2021
Phát hiện siêu kháng thể chống được 23 biến chủng nCoV

Phát hiện siêu kháng thể chống được 23 biến chủng nCoV

Các siêu kháng thể tự nhiên, được tìm thấy trong cơ thể người đã khỏi Covid-19. Chúng có thể bất hoạt cả những biến chủng nCov đáng quan ngại như Alpha, Beta, Delta.

Đăng ngày: 07/07/2021
Sốt kéo dài sau tiêm vaccine có thể là triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV

Sốt kéo dài sau tiêm vaccine có thể là triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV

Hiện tượng sốt kéo dài sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 có thể không phải là phản ứng phụ sau tiêm mà là một triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Đăng ngày: 06/07/2021
Cách vaccine chiến đấu ngừa Covid-19

Cách vaccine chiến đấu ngừa Covid-19

Việt Nam đã cấp phép 5 loại vaccine Covid-19 thuộc ba nhóm mRNA (Moderna, Pfizer/BioNTech), vector virus (AstraZeneca, Sputnik), nguyên virus (Sinopharm).

Đăng ngày: 05/07/2021
Những người nào dễ bị biến thể Delta tấn công?

Những người nào dễ bị biến thể Delta tấn công?

Người trẻ, người chưa được tiêm phòng đầy đủ vẫn dễ nhiễm nCoV biến thể Delta, trong khi nhóm người lớn tuổi chịu nguy cơ tử vong cao nhất.

Đăng ngày: 03/07/2021
Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19

Việt Nam chế tạo thành công máy oxy dòng cao điều trị Covid-19

Máy do nhóm nghiên cứu ĐH Bách khoa HN phối hợp cùng doanh nghiệp chế tạo để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 giai đoạn 3, được Bộ Y tế cấp phép.

Đăng ngày: 03/07/2021
Biến thể Gamma hoành hành: Cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng khốc liệt

Biến thể Gamma hoành hành: Cuộc chiến chống Covid-19 ngày càng khốc liệt

Biến thể Gamma, được phát hiện lần đầu tiên ở Nhật Bản nhưng lại có nguồn gốc Brazil, đang khiến cuộc chiến chống Covid-19 trên thế giới thêm phần khó khăn bởi khả năng lây nhiễm mạnh và gây tử vong cao.

Đăng ngày: 30/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News