Xét nghiệm nhiễm trùng máu trong vòng 2,5 phút

Các nhà khoa học của trường đại học Strathclyde (Scotland) đã phát triển thành công thiết bị được gắn những điện cực siêu nhỏ cho phép phân tích máu của bệnh nhân và cho kết quả chỉ sau 2,5 phút.

Nhanh gấp hơn 1700 lần

Thành công ban đầu của các nhà khoa học Scotland được đánh giá là bước ngoặt trong điều trị nhiễm trùng máu bởi việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ làm tăng cơ hội chiến thắng tử thần của bệnh nhân. Nghiên cứu mới này đã được đăng tải trên tạp chí Biosensors and Bioelectronics.

Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng máu là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch trong cơ thể người đối với một viêm nhiễm hoặc một vết thương dẫn đến việc quay ra tự tấn công chính các cơ quan và mô bên trong cơ thể.

Xét nghiệm nhiễm trùng máu trong vòng 2,5 phút
Các nhà nghiên cứu hy vọng, thiết bị nhỏ gọn và giá rẻ này có thể cứu mạng sống của hàng ngàn người mỗi năm.

Nhiễm trùng máu có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh với điều kiện là người bệnh phải được chẩn đoán sớm. Ở trường hợp ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiễm trùng máu dẫn đến suy cơ quan nội tạng và tử vong.

Chính những khó khăn trong việc chẩn đoán (vì các triệu trứng ban đầu của nhiễm trùng máu thường giống với viêm dạ dày ruột, cúm hoặc sung phổi) và mất thời gian trong xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng máu, mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người tử vong vì tình trạng này. Trong đó có khoảng 52 nghìn ca đến từ Anh Quốc, theo số liệu thống kê của hiệp hội Nhiễm trùng máu Anh Quốc (UK Sepsis Trust). Theo đó, nhiễm trùng máu là một trong những căn bệnh gây tử vong cao nhất ở xứ sương mù.

Theo Hiệp hội Sepsis Trust, những biểu hiện sau đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng máu: líu lưỡi hay rối loạn ngôn ngữ, run rẩy hay đau cơ, bí tiểu trong cả một ngày, khó thở và xuất hiện các vết đốm trên da.

Hiện tại, khi nghi ngờ người bệnh bị nhiễm trùng máu, các bác sĩ thường dựa vào việc theo dõi nhịp tim, thân nhiệt và nhịp thở của người bệnh để chẩn đoán. Song song với đó, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu người bệnh để khẳng định chẩn đoán của mình. Quy trình từ lúc lấy máu cho tới khi biết kết quả thường kéo dài từ 12 đến 72 giờ đồng hồ.

Tuy nhiên thiết bị đa vi điện cực của các nhà khoa học Scotland đang mở ra một chương mới trong xét nghiệm nhiễm trùng máu. Thiết bị nhỏ này sẽ kiểm tra nồng độ interleukin-6 (hay IL-6, một dấu hiệu sinh học của nhiễm trùng trong máu).

Những phân tử này được hệ miễn dịch cất giấu và rất nhiều bệnh nhân nhiễm trùng máu có nồng độ IL-6 tăng cao. Bởi thế, mục tiêu tìm kiếm của thiết bị vi điện cực này là xác định nồng độ IL-6 trong máu của bệnh nhân.

Trong những thử nghiệm ban đầu, phương pháp xét nghiệm máu bằng thiết bị chứa vi điện cực có thể phát hiện ra IL-6 chỉ sau 2 phút rưỡi.

So với các biện pháp xét nghiệm nhiễm trùng máu hiện tại có thể kéo dài tới 72 giờ (tức 3 ngày), phương pháp của các nhà khoa học này có thể thực hiện nhanh gấp 1728 lần.

Có thể thực hiện ngay tại giường bệnh nhân

“Ở thời điểm hiện tại, xét nghiệm máu 72 tiếng là một quy trình cần rất nhiều nhân lực. Nhưng phương pháp xét nghiệm mới của chúng tôi có thể thực hiện ngay tại giường của bệnh nhân và chỉ cần đến bác sĩ hoặc y tá, những người đang giám sát các dấu hiệu sinh học của nhiễm trùng máu cho bệnh nhân”, tác giả nghiên cứu Damion Corrigan, đến từ khoa Kỹ thuật Y sinh, trường đại học Strathclyde, cho biết.

Xét nghiệm nhiễm trùng máu trong vòng 2,5 phút
Giáo sư Damion Corrigan là một trong những nhà nghiên cứu đã phát triển xét nghiệm nhiễm trùng máu trong 2,5 phút.

“Phương pháp xét nghệm này không chỉ giữ lại mạng sống, bởi có rất nhiều người vượt qua thời điểm “thập tử nhất sinh” nhưng phần đời còn lại của họ phải chịu nhiều di chứng vì nhiễm trùng máu như phải cưa chi, suy thận và rối loạn căng thẳng sau chấn thương”, nhà khoa học Corrigan cho biết. “Bởi thế, xét nghiệm này còn có thể ngăn chặn vô vàn di chứng”.

“Phạm vi áp dụng phương pháp xét nghiệm này rất rộng lớn và còn có ưu điểm vượt trồi là giúp bác sĩ xác định chính xác cần phải dùng loại kháng sinh nào trong từng thời điểm cụ thể và thích hợp với từng bệnh nhân”, giáo sư David Alcorn, đồng tác giả nghiên cứu, đến từ đại học Hoàng Gia Alexandra ở Paisley, Scotland.

“Tôi vô cùng lạc quan tin rằng, phương pháp xét nghiệm này sẽ được sử dụng trong các bệnh viện, không chỉ ở Scotland mà còn ở các bệnh viện khác trên toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu của chúng tôi đang đệ đơn để xin được cấp tài chính nhằm tiến hành thêm các thử nghiệm chuyên sâu và để lên kế hoạch thử nghiệm lâm sàng. Dù vậy, chúng tôi đã ước tính, giá của một thiết bị xét nghiệm máu như vậy chưa đầy 20 bảng (khoảng 26 USD)”, giáo sư David Alcorn nói thêm.

Không phải xét nghiệm toàn diện?

Mặc dù vậy, giáo sư về chuyên khoa Y học chăm sóc đặc biệt của trường đại Học College London, lại không tán đồng với những tuyên bố trên.

Trả lời phỏng vấn của CNN, Giáo sư Singer nói rằng, một thiết bị có thể nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu sinh học rõ ràng là rất hữu dụng, nhưng IL-6 không phải là dấu hiệu đặc trưng duy nhất của nhiễm trùng máu.

“Họ đang đo nồng độ của IL-6, một dấu hiệu mọi viêm nhiễm”, giáo sư Singer cho biết. Ông còn nói thêm rằng, IL-6 thậm chí, ở một số bệnh nhân nhiễm trùng máu, nồng độ IL-6 vẫn duy trì ở mức bình thường. “Bởi thế, đây không phải là xét nghiệm toàn diện”.

Giáo sư Singer giải thích rằng nhiễm trùng máu giống như một chiếc ô che đậy triệu chứng của rất nhiều loại viêm và rất nhiều nhóm nghiên cứu đã từng vật lộn để tìm ra một xét nghiệm đáng tin cậy mà chưa thành công. Bởi thế ông không đánh giá cao độ tin cậy của phương pháp trên.

Đáp lại, nhóm nghiên cứu đến từ đại học Strathclyde cho rằng, các kết quả ban đầu rất đáng khuyến khích, tuy nhiên họ cũng thừa nhận, họ mới chỉ ở giai đoạn đầu của nghiên cứu. Phát ngôn viên của trường đại học cũng nói với CNN rằng, cho dù nồng độ IL-6 tăng cao không xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân nhiễm trùng máu, nhưng nhóm nghiên cứu đã thiết kế thêm 8 cảm biến cho thiết bị xét nghiệm để chúng có thể phát hiện thêm nhiều dấu hiệu sinh học khác của nhiễm trùng máu.

Về phần mình giáo sư Ron Daniels, CEO của Hiệp Hội Nhiễm trùng máu Anh Quốc vẫn có niềm tin rằng phương pháp xét nghiệm nồng độ IL-6 sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh diễn ra nhanh hơn từ đó cứu sống 14.000 bệnh nhân nhiễm trùng máu ở Anh mỗi năm.

Xét nghiệm nhiễm trùng máu trong vòng 2,5 phút
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 6 triệu người tử vong vì nhiễm trùng máu.

“Số người chết vì nhiễm trùng máu ở Anh mỗi năm còn nhiều hơn cả bệnh ung thư vú, ung thư ruột và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại”, giáo sư Daniel nói. “Một hệ thống có thể cho kết quả chỉ trong 2,5 phút hỗ trợ việc chẩn đoán nhiễm trùng máu ngay bên giường bệnh hoàn toàn xứng đáng để thử nghiệm lâm sàng. Bởi việc được điều trị kịp thời có thể giúp cứu sống biết bao bệnh nhân”.

Nhiễm trùng máu (hay nhiễm trùng huyết) là tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm khi vi sinh vật gây bệnh không còn khu trú tại một cơ quan tổn thương ban đầu mà theo đường máu lan đi khắp cơ thể. Lúc này, người bệnh phải nhập viện để được săn sóc đặc biệt, dù vậy tỷ lệ tử vong rất cao. Tuy nhiên cho đến nay, việc phát hiện bệnh sớm và phân biệt chính xác tình trạng viêm có phải do nhiễm trùng máu hay không vẫn còn là một thách thức với y học hiện nay, đặc biệt ở khâu xét nghiệm.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Mono trong xét nghiệm máu là gì?

Mono trong xét nghiệm máu là gì?

Mono bào thực chất là một loại tế bào bạch cầu, tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm phần trăm mono bào tăng nhanh hay chậm mà sẽ có những biểu hiện bệnh lý khác nhau

Đăng ngày: 23/02/2019
Sai lầm khi ăn hải sản nhiều người mắc

Sai lầm khi ăn hải sản nhiều người mắc

Ăn hải sản chưa chín, uống cùng rượu bia, hải sản đông lạnh quá lâu không được chế biến kỹ... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Đăng ngày: 23/02/2019
Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm ra cách tăng tuổi thọ

Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm ra cách kích hoạt cơ chế “autophagy” – một chức năng trao đổi chất quan trọng trong các tế bào, khiến quá trình lão hoá chậm hơn và tuổi thọ sẽ dài hơn.

Đăng ngày: 22/02/2019

"Kho báu" chống tuổi già, ung thư trong cơ thể cá mập

Con người có thể tiến gần ước mơ bất lão, thoát khỏi bệnh ung thư với "kho báu" mà các nhà khoa học vừa tìm thấy ở cá mập trắng.

Đăng ngày: 21/02/2019
Dịch tả lợn có lây sang người?

Dịch tả lợn có lây sang người?

Thông tin dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại một số địa phương ở Việt Nam khiến không ít người lo lắng đặt câu hỏi dịch tả lợn có lây nhiễm sang người?

Đăng ngày: 21/02/2019
Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Tin vui của y học: Xuất hiện kháng thể chống lại được tất cả các virus cúm trên đời

Từ lâu loài người đã ấp ủ dự định tạo ra một loại vaccine, hoặc một loại thuốc nào đó có thể xử lỷ được toàn bộ các chủng virus cúm hiện hành.

Đăng ngày: 21/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News