Xôn xao hiện tượng nước biển Sầm Sơn đổi màu
Sáng 23/6, trên các trang mạng xã hội lan truyền hình ảnh nước biển Sầm Sơn chia thành 2 màu nước rõ rệt, giữa màu xám đục và màu xanh khiến "cư dân mạng" bàn tán rôm rả.
Theo đó, một chủ tài khoản Facebook đăng trang mạng "OFFB" về hình ảnh biển Sầm Sơn sáng nay (23/6), chủ tài khoản này cho rằng đây là hiện tượng hiếm có, và tỏ ra thích thú. Trong khi đó, một tài khoản khác thì cho rằng hình ảnh này chỉ có tại các vùng biển nước ngoài và rất hiếm gặp.
Hình ảnh nước biển Sầm Sơn trưa 23/6.
Một số khác thì cho rằng hiện tượng này tương tự như hiện tượng nước Đại Tây Dương và Thái Bình Dương giao nhau. Và nhiều ý kiến đều thống nhất quan điểm cho rằng hiện tượng này là rất hiếm gặp, "nghìn năm có một".
Theo ghi nhận thực tế vào trưa 23/6, tại biển Sầm Sơn đúng là có hiện tượng nước biển bị chia thành 2 màu, với màu nâu đục ở phía Bắc gần với cửa sông Mã, màu xanh trong ở phía Nam trông rất bắt mắt và gây tò mò cho nhiều du khách.
"Tôi thấy lạ mắt, cứ như hình ảnh tôi xem trên ti vi về ranh giới giữa 2 vùng nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương ấy. Mọi người ra chụp ảnh rất nhiều", chị Phạm Thị Hiền một du khách cho biết.
Hình ảnh thiên nhiên kỳ thú tại bãi biển Sầm Sơn sáng 23/6. (Ảnh: Sầm Sơn Review-Official).
Tuy nhiên, theo một số người dân sinh sống lâu năm tại thành phố biển này, thì hiện tượng trên hoàn toàn không hiếm gặp như nhiều người nghĩ. Và đó hoàn toàn là một hiện tượng tự nhiên dễ giải thích.
"Mỗi khi có mưa lớn, thì thường xuất hiện tình trạng này. Cái này là do nước sông Mã sau trận mưa lớn đêm qua đã đổ ra qua cửa Lạch Trường ở phía Bắc. Và khi nước chạy mạnh, đột ngột ra biển sẽ thường gây ra tình trạng này. Thường từ thời điểm này tới khoảng tháng 8 là nhiều", anh Nguyễn Hữu Được, kinh doanh nhà hàng nhiều năm, sát bờ biển Sầm Sơn cho biết.
Trước sự tò mò của du khách cũng như một số nghi ngại về 2 màu nước biển Sầm Sơn, qua trao đổi nhanh với PV, một lãnh đạo thành phố Sầm Sơn cho biết, thành phố vừa nhận được thông tin nước biển 2 màu, tuy nhiên đây là hiện tượng bình thường tại phố biển này mỗi khi có mưa lớn.
"Vì Sầm Sơn có cửa sông Mã ở đầu phía Bắc, nên mỗi khi mưa lớn là nước sông đổ ra, kết hợp với ngày sóng biển nhẹ, gió phù hợp sẽ xuất hiện tình trạng trên. Ngoài ra, vì tính chất địa lý đặc thù nên nếu du khách thường xuyên tới Sầm Sơn, để ý còn có thể chiêm ngưỡng hiện tượng nước biển trong bờ và ngoài khơi phân chia thành 2 màu rõ rệt do dòng nước tại vùng biển này tạo thành", vị lãnh đạo Tp.Sầm Sơn chia sẻ.

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật
Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Nước biển mặn và không thể uống trực tiếp, cá heo bổ sung nước bằng cách nào?
Cá heo cần nước để duy trì sự sống và hoạt động, nhưng ở biển, chúng không thể uống nước biển trực tiếp. Vì vậy, làm thế nào để cá heo bù nước?

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng
Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.
