Khoảnh khắc mô phỏng tàu ngầm Titan nổ tung trong tích tắc
Vào ngày 22/6, lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ đã tìm thấy nhiều mảnh vỡ được cho là thuộc về tàu ngầm Titan ở gần khu vực xác tàu Titanic. Với phạm vi lan rộng của các mảnh vỡ được tìm thấy dưới đáy đại dương, các chuyên gia cho rằng chiếc tàu ngầm rất có thể đã phát nổ ngay sau khi nó mất liên lạc với tàu mẹ trên cạn.
Từ đó, họ đưa ra suy đoán rằng con tàu Titan đã phải trải qua một vụ nổ thảm khốc, khiến toàn bộ 5 thành viên trên tàu thiệt mạng.
Hàng loạt mảnh vỡ của con tàu Titan đã được tìm thấy dưới khu vực gần xác tàu Titanic.
Các quan chức cho biết, họ đã tìm thấy năm mảnh vỡ khác nhau, bao gồm phần mũi hình nón của Titan và buồng áp suất tổng. Chỉ huy trưởng lực lượng bảo vệ bờ biển Rear Admiral John Mauger cho biết: "các mảnh vỡ phù hợp với sự cố nổ buồng áp suất thảm khốc".
Các chuyên gia cho rằng, vào thời điểm mất liên lạc, con tàu đang ở độ sâu khoảng hơn 3.000 mét. Ở độ sâu này, áp lực nước khổng lồ sẽ khiến cho bất kỳ vết nứt nhỏ nào cũng có thể gây ra hiểm họa không ngờ với con tàu.
Sau khi nguyên nhân của vụ việc được công bố, một video dựng lại sự cố của tàu ngầm Titan dưới đáy biển sâu đã được đăng lên mạng xã hội. Ngay lập tức, nó đã thu được hàng triệu lượt xem.
Video phục dựng lại sự cố của tàu ngầm Titan. (Nguồn: AS USA)
Trong video được dựng lại, trong khi đang thực hiện quá trình lặn xuống đáy biển, con tàu đã nổ chỉ trong vài tích tắc. Sau đó, nhiều mảnh vụn của con tàu văng ra khắp nơi.
Chia sẻ với trang New York Post, chuyên gia Ofer Ketter, đồng sáng lập công ty tư nhân sản xuất tàu ngầm Sub-Merge, cho biết vụ nổ có thể chỉ diễn ra chỉ trong vài nano giây. Thậm chí, do xảy ra quá nhanh, những hành khách trên tàu nhiều khả năng còn “không hề biết điều đó đã xảy ra”.
"Họ không bao giờ biết điều đó đã xảy ra. Nó diễn ra tức thời, trước cả khi bộ não của họ có thể gửi một loại thông điệp đến cơ thể rằng họ đang bị thương", ông nhận định.

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.
