Xuất hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm làm tổ tại Biên Hòa, Đồng Nai

Theo đó, một đàn chim cổ rắn quý hiếm với số lượng hơn 100 con đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt chủng bất ngờ xuất hiện tại khu du lịch Bửu Long (phường Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai).

Xuất hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm làm tổ tại Biên Hòa, Đồng Nai
Qua quan sát, hiện đàn chim cổ rắn này sinh sản khá tốt, có rất nhiều con non đang được sinh ra tại đây. (Ảnh: Hoàng Anh)

Ngày 23/7, theo ông Trần Đăng Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Đồng Nai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Khu du lịch Bửu Long: Sau khi đàn chim về làm tổ, Khu du lịch đã báo cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai để xem xét có phương án phối hợp cùng Khu du lịch trong công tác bảo vệ đàn chim quý hiếm trên.

Ông Ninh cũng cho hay, do nơi làm tổ của đàn chim nằm trong Khu du lịch và trên một núi đá nhỏ giữa hồ, nên rất an toàn. Nhưng Ban Quản lý Khu du lịch cũng yêu cầu nhân viên phải bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ cho phép khách tham quan tiếp cận từ xa và không được có bất kỳ hành động xua đuổi khiến đàn chim hoảng sợ.

Xuất hiện đàn chim cổ rắn quý hiếm làm tổ tại Biên Hòa, Đồng Nai
Đàn chim cổ rắn quý hiếm với số lượng hơn 100 con làm tổ tại Núi đá giữa hồ tránh được sự thiên địch cũng như con người. (Ảnh: Thanh Hải)

Theo chia sẻ của nhân viên Khu du lịch Bửu Long, chim cổ rắn được phát hiện lần đầu tại đây vào năm 2019 với số lượng lên đến 500 con. Tuy nhiên, hiện nay số lượng chim đã giảm đáng kể. Thường cuối năm đàn chim Cổ rắn từ nơi khác bay về đây để trú đông, rồi sau đó bay đi, chỉ một vài cặp quay trở lại sinh sản. Nhưng năm nay số lượng chim quay về đây từ tháng Ba để sinh sản tăng lên rất nhiều. Và một điểm khác biệt là năm nay đàn chim non có màu trắng, còn những năm trước chim non có màu đen.

Chim Cổ rắn là loài chim hoang dã nằm trong bộ Bồ Nông. Đây là loài chim có xu hướng tụ tập thành bầy đôi khi tới 100 con nhưng lại có đặc tính chiếm cứ lãnh thổ khá cao khi vào mùa sinh sản. Thức ăn chủ yếu của chim cổ rắn là các loài cá. Chim cổ rắn thường sinh sống ở khu vực vòng quanh xích đạo, trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống trong môi trường nước ngọt hoặc lợ và có thể tìm thấy trong các hồ, sông, đầm lầy, cửa sông, vịnh và các cánh rừng ngập nước.
Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hàng ngàn con cá chết bị sóng đánh dạt vào đường đi trong cơn bão

Hàng ngàn con cá chết bị sóng đánh dạt vào đường đi trong cơn bão

Hàng ngàn con cá lau kiếng được tìm thấy đã chết sau khi bị cuốn trôi vào một con đường trong cơn bão...

Đăng ngày: 30/07/2024
Hàng nghìn rùa khổng lồ di chuyển vì nóng, tránh bị

Hàng nghìn rùa khổng lồ di chuyển vì nóng, tránh bị "luộc chín" trong mai rùa

Trước khi ánh mặt trời trở nên quá chói chang, đàn rùa khổng lồ hàng nghìn con vội bò đi tìm bóng râm mát mẻ nhằm tránh bị " nung chín" trong chiếc mai rùa

Đăng ngày: 29/07/2024
Những sinh vật gây hại chiến thắng biến đổi khí hậu

Những sinh vật gây hại chiến thắng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu khiến mùa đông trở nên ấm hơn, tạo điều kiện lý tưởng cho gián, chuột, muỗi… xuất hiện ở những khu vực địa lý mới.

Đăng ngày: 29/07/2024
Phát hiện loài thằn lằn mới tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Phát hiện loài thằn lằn mới tại Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Ngày 27-7, Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết, một loài thằn lằn mới vừa được phát hiện tại tại hang Va bởi các nhà khoa học Việt Nam.

Đăng ngày: 29/07/2024
Dê hoang: Nỗi ám ảnh dai dẳng của

Dê hoang: Nỗi ám ảnh dai dẳng của "đất nước cưỡi trên lưng cừu"

Nước Úc với lãnh thổ rộng lớn và khí hậu phù hợp, không chỉ là thiên đường của nhiều loài động vật hoang dã mà còn phải đối mặt với sự bùng nổ dân số của một số loài ngoại lai.

Đăng ngày: 28/07/2024
Khỉ Saki: Những

Khỉ Saki: Những "vị vua bay" bí ẩn của rừng nhiệt đới Amazon

Ẩn mình sâu trong những tán rừng rậm rạp của Amazon, có một loài khỉ độc đáo và ít được biết đến có tên là khỉ Saki.

Đăng ngày: 28/07/2024
Răng của rồng Komodo được phát hiện có lớp phủ sắt sắc vô cùng nhọn

Răng của rồng Komodo được phát hiện có lớp phủ sắt sắc vô cùng nhọn

Cùng với hàm răng sắc như sắt, rồng Komodo còn có vi khuẩn trong nước bọt có thể giết chết con mồi sau khi cắn.

Đăng ngày: 27/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News