Xuất hiện dịch cúm gia cầm mới với tỷ lệ tử vong là 50%
Số trường hợp được xác nhận mắc cúm gia cầm H5N6 ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đã tăng mạnh trong vài tháng qua.
Trong số 48 người mắc phải biến thể cúm gia cầm mới, một nửa hiện đã tử vong. Ảnh: Getty
Một biến thể mới của bệnh cúm gia cầm H5N6 có tỷ lệ tử vong lên tới 50% đã được Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh của Trung Quốc mô tả là "mối đe dọa nghiêm trọng". Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sự gia tăng đột biến các ca nhiễm ở Trung Quốc là rất đáng lo ngại và yêu cầu tăng cường giám sát.
Kể từ khi H5N6 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2014, chỉ có 48 người bị nhiễm căn bệnh cúm gia cầm này, tuy nhiên 1/3 trong số đó được xác định ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc chỉ trong 3 tháng qua.
Thêm vào đó, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng là một mối quan tâm đáng kể. Một nửa số người được xác nhận nhiễm virus đã chết, số còn lại đều mắc phải những di chứng lâu dài. Một phát ngôn viên của WHO cho biết: "Cần phải khẩn trương giám sát các khu vực bị ảnh hưởng của Trung Quốc để hiểu rõ hơn về nguy cơ cũng như nguyên nhân gia tăng của H5N6".
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh là do tiếp xúc gần giữa người và gia cầm. Ảnh Getty
Trước đó, H5N6 được cho là chỉ lây nhiễm cho những người tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống. Tuy nhiên, mới đây vào hồi tháng 7, một phụ nữ 61 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus cho biết bà không hề tiếp xúc với gia cầm sống.
Người phát ngôn của WHO nói với BNO News rằng việc lây truyền virus từ người sang người là khó có thể xảy ra: "Các bằng chứng dịch tễ học và virus học hiện có cho thấy H5N6 không có khả năng lây truyền giữa người với người".
Mặc cho những tuyên bố, có vẻ như virus đang dần tiến hóa. Một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc mô tả sự lây lan của H5N6 là "mối đe dọa nghiêm trọng" đối với ngành chăn nuôi gia cầm và sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu cho biết: "Căn bệnh này đã trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng không thể bị bỏ qua".

Những lợi ích sức khỏe ít người biết của quả mãng cầu
Tất cả các bộ phận của cây mãng cầu xiêm đều có công dụng chữa bệnh: quả được ăn tươi hoặc làm mứt, trong khi lá, vỏ thân, rễ, hạt.. được sử dụng rộng rãi trong các loại thuốc sắc của y học cổ truyền.

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?
Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?
Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê
