Xuất hiện siêu quái thú ở Ấn Độ, hài cốt ngoại cỡ
Tại bang Rajasthan miền Tây Ấn Độ, các nhà cổ sinh vật học vừa khai quật được bộ xương hóa thạch ngoại cỡ của một loài quái thú chưa từng được biết đến trước đây.
Loài mới được đặt tên là Tharosaurus indicus, thuộc nhóm "khủng long chân thằn lằn" sauropod lừng danh, theo kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ Ấn Độ và Cơ quan Khảo sát địa chất Ấn Độ.
Ảnh đồ họa mô tả một số loài trong gia đình quái thú bao gồm sinh vật vừa được khai quật ở Ấn Độ - (Ảnh: SCI-NEWS)
Đó là một dòng họ quái thú khổng lồ, bao gồm nhóm thằn lằn hộ pháp (titanosaurus), là những sinh vật lớn nhất từng bước đi trên các lục địa, trong đó con nặng nhất có trọng lượng lên đến 70 tấn, được khai quật ở Argentina.
Tuy to lớn nhưng toàn bộ dòng họ là các sinh vật ăn cỏ hiền lành.
Quái thú được khai quật ở Ấn Độ nhỏ hơn nhưng trọng lượng chắc chắn cũng lên đến hàng chục tấn khi còn sống, vì bộ hài cốt của nó nằm trải rộng trên một diện tích lên tới 25m2.
Nó đã lang thang trên bán đảo Ấn Độ từ giữa kỷ Jura, khoảng 167 triệu năm trước, vì vậy được xem là một trong những loài sauropod lâu đời nhất. Thời hoàng kim của nhóm khủng long vĩ đại này rơi vào kỷ Phấn Trắng sau đó và kết thúc bằng thảm họa tiểu hành tinh Chicxulub 66 triệu năm trước.
Bản đồ phân bố của các loài khủng long chân thằn lằn trên siêu lục địa Pangea (còn gọi là Pangaea hay Toàn Lục Địa, từng tồn tại trong đại Trung Sinh) - (Ảnh: Bajpai)
Kết quả phân tích dược công bố trên tạp chí Scientific Reports cũng cho thấy Tharosaurus indicus thuộc về một gia đình gọi là dicraeosaurid bên trong dòng dõi lớn sauropod.
Các dicraeosaurid khác từng được khai quật ở Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi và Nam Mỹ, cho thấy sự phân bố rộng rãi của gia đình quái thú này.
Tờ Sci-News dẫn lời nhà nghiên cứu Sunil Bajpai từ Viện Công nghệ Ấn Độ, cho biết quái thú mới có hình dáng khá phổ thông trong nhóm sauropod, với chiếc đầu nhỏ, cổ và đuôi thon dài, các chân to như những cây cột trong các đền thờ cổ, đi bằng 4 chân.
Ngoài ra nó cũng mang đặc trưng của gia đình dicraeosaurid là hình thái đốt sống khá đặc biệt.
Quái thú ở Ấn Độ đã hóa thạch trong trạng thái khá bình yên, các phần xương tuy không hoàn hảo nhưng vẫn liên kết với nhau trên khoảng đất rộng lớn mà nó yên nghỉ, hầu như không bị xáo trộn.
Khám phá này cung cấp thêm hiểu biết đa dạng về thế giới khủng long chân thằn lằn phong phú của Ấn Độ, nơi từng là một phần màu mỡ và dồi dào sự sống từng thuộc về hai siêu lục địa Gondwana và Pangea đã tan vỡ.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Tìm thấy chai rượu vang 1.700 năm trong mộ cổ, chuyên gia nói có thể vẫn uống được
Các nhà khảo cổ học nhận định, chất lỏng ở bên trong chai rượu vang 1.700 năm tuổi có thể vẫn uống được nhờ được bảo quản đặc biệt.
