Các nhà khảo cổ Israel phát hiện cổng thành cổ 5.500 tuổi
Các nhà khảo cổ học ở Israel đã có một khám phá tuyệt vời khi khai quật được một cổng thành phố 5.500 năm tuổi ngoạn mục ở Tel Erani.
Phát hiện đáng chú ý này được Cơ quan Cổ vật Israel tuyên bố, đồng thời làm sáng tỏ lịch sử của đất nước với danh hiệu cổng thành lâu đời nhất được biết đến của Israel.
Không giống như công trình xây dựng bằng gạch bùn thông thường, cổng thành trên là minh chứng cho trình độ kỹ thuật cổ xưa, được tạo hình từ những khối đá khổng lồ có từ thời kỳ Đồ Đồng sớm.
Với chiều cao ấn tượng khoảng 1,5 mét, cánh cổng có một lối đi bằng đá xuyên qua các bức tường thành, 2 bên là 2 tháp canh bằng đá kiên cố.
Cánh cổng cổ xưa hoạt động như một bức tường thành phòng thủ.
Cấu trúc kiến trúc của cổng trên đã thu hút sự chú ý của các nhà khảo cổ học, đặc biệt là do sự tồn tại của một cổng khác được xây dựng từ vật liệu gạch bùn thông thường, phù hợp với phần còn lại của khu định cư.
Phân tích cẩn thận các mảnh gốm được phát hiện dọc theo cổng, các nhà khảo cổ thấy rằng cả 2 cấu trúc đều được sử dụng đồng thời trong thời đại đó.
Cánh cổng cổ xưa hoàn thành một vai trò kép, hoạt động như một bức tường thành phòng thủ và là biểu tượng đại diện cho quyền lực chính trị, xã hội và kinh tế trong thời kỳ Thượng và Hạ vương quốc Ai Cập đang hợp nhất. Sự thống nhất của các đế chế này đánh dấu sự kết thúc của thời đại Đồ Đồng.
"Đây là lần đầu tiên một cánh cổng lớn như vậy có niên đại vào thời kỳ Đồ Đồng sớm được phát hiện. Để xây dựng cổng và tường thành, đá phải được mang từ xa đến, phải sản xuất gạch bùn và tường thành" - Emily Bischoff, lãnh đạo cuộc khai quật thay mặt cho Cơ quan Cổ vật Israel, cho biết trong một tuyên bố.
Lịch sử của Tel Erani trải dài từ thời kỳ đồ đá cũ, nhưng việc định cư chủ yếu diễn ra trong thời đại Đồ Đồng.
Sự hiện diện của đồ gốm thời đại Đồ Đồng mang đến cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ thương mại tích cực của Tel Erani với các vùng lân cận như Negev và Sa mạc Judean.
Cuộc khai quật được thực hiện như một nỗ lực cứu hộ trong tháng qua, được tài trợ bởi công ty cấp nước Mekorot. Nhân viên của công ty này đã tình cờ phát hiện ra các đồ tạo tác trong khi lắp đặt đường ống mới.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
