"Xuyên không" 13 tỉ năm, lỗ đen để lộ điều không thể giải thích

Nghiên cứu mới nhằm tìm hiểu bản chất về J1120+0641, một lỗ đen từ thời kỳ Bình minh vũ trụ, đã đem lại kết quả hoàn toàn sốc.

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy đã cố gắng "cân đo" trọng lượng của lỗ đen quái vật J1120+0641 và xác định nó nặng gấp 1 tỉ lần Mặt trời của chúng ta.

Đó là kết quả khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

J1120+0641 là lỗ đen "xuyên không" từ thời đại gọi là "Bình minh vũ trụ", tức giai đoạn 1 tỉ năm đầu tiên sau Vụ nổ Big Bang khai sinh vũ trụ.

Xuyên không 13 tỉ năm, lỗ đen để lộ điều không thể giải thích
J1120+0641 "ăn uống" dữ dội, đến nỗi phát sáng như một ngôi sao - (Ảnh đồ họa: ESO).

J1120+0641 đã xuất hiện dưới dạng một chuẩn tinh rực rỡ trong các phương tiện quan sát của người Trái đất từ năm 2011.

Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng siêu kính viễn vọng James Webb (bắt đầu hoạt động năm 2022) để quan sát rõ hơn vật thể bí ẩn này.

Nói J1120+0641 "xuyên không" là do ánh sáng tạo nên hình ảnh của một vật thể cần có độ trễ tương ứng khoảng cách để đi đến kính viễn vọng.

Nói cách khác, khi nhìn thấy thứ gì đó cách hàng tỉ năm ánh sáng, chúng ta đang nhìn vào thời điểm, vị trí ánh sáng đó phát ra từ hàng tỉ năm trước - tức nhìn thẳng vào quá khứ.

Điều này có nghĩa J1120+0641 đã đạt được kích thước khổng lồ như vậy vào thời điểm đó - chỉ 770 triệu năm hậu Big Bang, tức hơn 13 tỉ năm trước.

Theo các nguyên lý được chấp nhận rộng rãi trước đây, các lỗ đen sơ khai phải đơn sơ và bé nhỏ. Trải qua hàng tỉ năm, chúng mới có thể lớn dần lên qua thời gian dài nuốt vật chất, thậm chí nhiều lần hợp nhất, từ đó tạo ra những lỗ đen "siêu quái vật".

Một đại diện của các "siêu quái vật" Sagittarius A*, lỗ đen trung tâm của thiên hà Milky Way mà Trái đất đang trú ngụ, nặng gần 4,3 triệu lần Mặt trời.

Vì vậy, một vật thể nặng đến 1 tỉ Mặt trời, xuất hiện khi vũ trụ mới 770 triệu tuổi, trở thành điều không thể giải thích.

Có thể lỗ đen trong vũ trụ sơ khai "háu ăn" hơn các lỗ đen quái vật hiện tại. Tuy nhiên, các lỗ đen chỉ có thể "ăn" với một tốc độ nhất định, được xác định bởi "giới hạn Eddington" tưởng chừng không thể phá vỡ trong vật lý học.

Vượt quá giới hạn này, vật liệu được nung nóng sẽ tỏa sáng rực rỡ, đến mức áp suất bức xạ sẽ vượt quá lực hấp dẫn, đẩy vật liệu ra xa và không để lại bất cứ thứ gì cho lỗ đen "ăn".

Thế nhưng, lỗ đen J1120+0641 đã phá vỡ giới hạn Eddington.

Nó có thể đi vào quá trình bồi tụ siêu Eddington, nơi chúng đẩy qua giới hạn này và ngốn càng nhiều vật chất càng tốt trước khi áp suất bức xạ phát huy tác dụng.

Đây là một trong những lời giải thích khả thi cho hố đen ở trung tâm của J1120+0641. Lời giải thích ấy sẽ buộc nhiều quy luật vật lý thiên văn phải thay đổi nếu như chúng ta tiếp tục tìm ra những thứ tương tự như thế trong vũ trụ sơ khai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA chụp được các ký tự lạ trên bầu trời Trái đất

NASA chụp được các ký tự lạ trên bầu trời Trái đất

Theo NASA, các hình dạng giống chữ X và chữ C xuất hiện vào những thời điểm không ngờ tới ở nơi thượng tầng khí quyển của Trái đất.

Đăng ngày: 02/07/2024
Trung Quốc mở lấy mẫu đất đầu tiên mang về từ Mặt trăng

Trung Quốc mở lấy mẫu đất đầu tiên mang về từ Mặt trăng

Phi thuyền trong sứ mệnh Hằng Nga 6 của Trung Quốc đã được chuyển đến Bắc Kinh và được mở để tiếp cận hàng hóa quý giá của nó - các mẫu từ phía xa bí ẩn của mặt trăng.

Đăng ngày: 02/07/2024
Trái đất ra đời từ thế giới mang hình chiếc bánh?

Trái đất ra đời từ thế giới mang hình chiếc bánh?

Một số thiên thạch lạnh giá rơi xuống Trái đất đã giúp các nhà khoa học tìm lại hình dáng ban đầu của Hệ Mặt trời. Đó là một kết quả sốc.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc thử nghiệm thất bại

Tên lửa tái sử dụng của Trung Quốc thử nghiệm thất bại

Tên lửa tái sử dụng cỡ lớn Thiên Long-3 do một công ty tên lửa tư nhân của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển đã thất bại trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào ngày 30/6.

Đăng ngày: 01/07/2024
Du hành không gian dài ngày có thể khiến một bộ phận cơ thể teo nhỏ, ngành hàng không vũ trụ gặp khó

Du hành không gian dài ngày có thể khiến một bộ phận cơ thể teo nhỏ, ngành hàng không vũ trụ gặp khó

Nghiên cứu mới ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thành công của sứ mệnh Sao Hỏa tương lai.

Đăng ngày: 01/07/2024
Sốc với khung cảnh giống Hawaii ở thế giới ngoài hành tinh

Sốc với khung cảnh giống Hawaii ở thế giới ngoài hành tinh

Tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm thấy các cấu trúc gây kinh ngạc trên " địa ngục ngoài hành tinh" Io.

Đăng ngày: 01/07/2024
Nhật Bản dự kiến chấm dứt sứ mệnh tàu thám hiểm Mặt trăng SLIM

Nhật Bản dự kiến chấm dứt sứ mệnh tàu thám hiểm Mặt trăng SLIM

JAXA thông báo dự kiến chấm dứt sứ mệnh của tàu thám hiểm Mặt Trăng SLIM sau nhiều lần tìm cách liên lạc với tàu này nhưng không có kết quả.

Đăng ngày: 01/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News